ĐĂNG NHẬP
Câu chuyện đằng sau bức ảnh tiếp nhiên liệu nổi tiếng nhất F1

Câu chuyện đằng sau bức ảnh tiếp nhiên liệu nổi tiếng nhất F1

Bức ảnh trở thành một trong những khoảnh khắc nổi tiếng và lâu bền nhất trong F1, cũng là một bài học đắt giá về những nguy hiểm tiềm ẩn khi tiếp nhiên liệu.

28 Tháng 03, 2023

Điều mà đáng lẽ phải là một pitstop bình thường cho tay đua đội Benetton - Jos Verstappen - đã suýt nữa trở thành thảm họa khi nhiên liệu văng ra khỏi ống bơm và bắt lửa dưới sức nóng của xe.

Xuất hiện trực tiếp trên truyền hình lúc bấy giờ, khoảnh khắc kinh hoàng này đã được lưu giữ bởi nhiếp ảnh gia nổi tiếng và cũng là thành viên đội pit của Benetton ngày nào, Paul Seaby, khi ông cố thoát ra khỏi đống lửa.

Dưới đây là cuộc phỏng vấn với ba nhân vật chủ chốt trong sự cố chiều Chủ nhật hôm đó – tay đua Jos Verstappen (bố của Max Verstappen), nhiếp ảnh gia Steven Tee và ông Seaby.

1. Pitstop

Chặng GP Đức 1994 diễn ra trong bầu không khí căng thẳng bao trùm cả mùa giải.

Benetton tham gia chặng đua với tay đua chủ nhà Michael Schumacher, sau khi phản đối luật cấm kéo dài 2 chặng đối với tay đua người Đức do trước đó đã không tuân thủ cờ đen tại Silverstone.

Schumacher đã hy vọng trở thành tay đua người Đức đầu tiên giành chiến thắng chặng quê nhà. Tuy nhiên, Schumacher biết điều này khó mà đạt được do những khúc thẳng dài của Hockemheim cũ là sở trường của những chiếc Ferrari chạy động cơ V12.

Pitstop của Jos Verstappen tại GP Đức 1994. Ảnh: foxsports

Cuộc đua mở đầu với sự cố đâm liên hoàn ngay ở khúc của đầu tiên khiến cho Mika Hakkinen phải lĩnh án phạt cấm đua ở chặng sau. Nhưng chính điều này đã cho Schumacher cơ hội giành vị trí dẫn đầu Gerhard Burger.

Đến Lap 13, Schumacher vào pit để thực hiện lần tiếp nhiên liệu đầu tiên một cách suôn sẻ. Hai lap sau đó là lượt của đồng đội Jos Verstappen.

1.1. Jos Verstappen

“Tôi đã nghĩ đây chỉ là một pitstop bình thường. Khi ngồi trong xe, tôi có thói quen mở visor vì tôi ra rất nhiều mồ hôi khi đứng yên, nên tôi đã làm vậy cho thoáng khí.”

“Sau đó tôi thấy một chút chất lỏng, tiếp theo là ngửi thấy mùi, thế nên tôi đã xua tay một chút. Và bỗng lửa bùng lên và tất cả tối sầm lại, tôi không thể thở được. Đó là một tình huống chưa ai dám nghĩ tới, cứ như thể bạn đang ở trong một căn phòng tối và phải thoát ra ngay tức khắc.”

Ngọn lửa bùng lên giữa pitstop của Jos Verstappen tại GP Đức 1994. Ảnh: Glorietalabel

“Việc tháo bỏ vô lăng vô cùng khó khăn, nó đã tốn tới tận 2 giây. Sau đó tôi còn phải tháo dây an toàn. Đã có rất nhiều thứ tôi phải làm trước khi có thể đứng dậy và nhận thức được chuyện gì đã xảy ra.”

1.2. Paul Seaby

“Nhiệm vụ của tôi là gắn bánh trước lên, nên tôi đứng quay lưng vào người tiếp nhiên liệu. Đó là lý do tại sao tôi bị phun vào từ đằng sau.”

“Cho đến lúc này thì đó vẫn là một chặng đua bình thường, và chúng tôi đang thực hiện pit cho Jos. Chúng tôi đang gắn bánh xe lên thì thấy thứ mà ban đầu tôi tưởng là nước văng ra.”

“Tôi đã tự nhủ “thật kỳ lạ khi có nước ở đây”. Xong tôi chợt nhận ra đó là nhiên liệu và đã thoát khỏi đó ngay lập tức, đúng ngay lúc ngọn lửa bùng lên. Tôi chạy thẳng vào gara bởi đó là hướng đi gần nhất để tránh xa khỏi chiếc xe.”

1.3. Steven Tee

“Chúng tôi đang làm việc cho Benetton lúc bấy giờ và quyết định là sẽ tác nghiệp ở sân trong. Tôi dự định ghi hình vòng xuất phát từ đó, và tôi muốn vào sân trong vì nếu Michael thắng thì người ta sẽ vẫy cờ khắp mọi nơi.”

“Khúc giữa của vòng đua lại hơi tẻ nhạt nên tôi quyết định quay lại và ghi hình pitstop vì nó chỉ mất 5 phút đi bộ từ bên lề đường đua. Tôi đi đến gara Benetton và thấy họ đang chuẩn bị vào pit, và thế là tôi vừa đứng vừa ghi hình từ phía trước họ.”

“Tôi đang “tác chiến” và nhận ra điều gì đó, một chút nhiên liệu rò rỉ, nhưng đã không quá bận tâm. Và thế là từ việc nhìn thấy Jos trong xe với đội ngũ kỹ thuật xung quanh, tôi đã chứng kiến một quả cầu lửa khổng lồ. Nhưng tôi vẫn phải tiếp tục ghi hình.”

Mọi người chìm trong biển lửa. Ảnh: Motorsport Images

“Ngay khi vụ việc xảy ra, tôi có thể nhìn thấy các thợ máy chạy vào trong gara, một trong số đó vẫn còn dính lửa. Tôi đã lùi lại một chút để không cản đường họ và sau đó quên bẵng đi những gì đã ghi lại được, bởi hồi đó chúng tôi còn phải đang dùng phim.”

2. Hậu quả để lại

Ngọn lửa đã được dập tắt chỉ trong vài giây, nhưng đó là một pha khiếp sợ cho những thành viên đội Benetton có mặt ngày hôm đó, khi mà họ phải hoàn hồn lại để nắm bắt được tình hình hiện tại lúc bấy giờ.

Họ còn phải chuẩn bị sẵn sàng cho lần pit thứ hai của Schumacher, trước khi anh phải rút khỏi chặng đua để đội chữa trị vết bỏng cho những người bị ảnh hưởng.

2.1. Jos Verstappen

“Tôi nhớ là họ đã chườm nước, sau đó là bôi kem lên mặt cho tôi. Tôi đã đi bệnh viện để khám qua, nhưng mọi thứ có vẻ ổn. Tôi cũng hô hấp bình thường do không hít phải gì nhiều khi sự cố xảy ra.”

“Khi có lửa trong xe, nếu bị lật như Nico Hulkenberg ở Abu Dhabi (2018) mà ngửi thấy mùi xăng hay dầu thì bạn sẽ rất lo sợ. Nhưng nếu nó xảy ra trong đường pit thì đó lại là chỗ an toàn nhất. Vậy nên tôi không có vấn đề gì về tinh thần khi phải đối mặt với nó.”

2.2. Paul Seaby

“Mọi thứ đã rất hỗn loạn, tất cả đều sốc tột độ. Ngay khi ngọn lửa được dập tắt, nhiều người đã phải hoàn hồn để có thể xử lý tình huống.”

“Chúng tôi tìm thấy được chút nước và tôi đã hất một chút lên mặt. Một số người đã ra ngoài, Joan (Villadelpat, giám đốc điều hành) bắt đầu gọi với vào gara rằng khả năng sẽ có một pit stop nữa, và ông đã hỏi: “Anh có nghĩ là mình làm được không?”

“Chúng tôi nói, “chắc chắn rồi”, và bắt đầu mặc lại đồ bảo hộ để thực hiện pit cho Michael. Người ta đã phải đẩy xe của Jos đi, bình cứu hỏa nằm la liệt khắp nơi. Trong khi đang chuẩn bị thì chúng tôi được báo tin là Michael có một vấn đề về động cơ và sẽ phải rút khỏi vòng đua nên - “đừng bận tâm”. Và mọi việc dừng lại ở đó thôi.”

Đội ngũ kỹ thuật chống chọi với ngọn lửa. Ảnh: BBC

“Chúng tôi đã xuống trung tâm y tế và tám chuyện một chút để nguôi đi vết bỏng. Đã có 3 người bị bỏng, tôi, Simon Morley và Wayne Bennett. Tôi và Simon bị bỏng ở vùng mặt. Simon bị nặng hơn, nhưng lúc đó nó nhìn không quá tệ, thế nên chúng tôi dùng chung vòi nước trong bồn tắm.”

“Wayne bị bỏng ở mắt cá và gót chân. Cuối cùng anh ta phải cho chân vào bồn cầu và xả nước thì mới đủ nước lạnh để làm mát vết thương. Ngoài ra thì không có vết thương nghiêm trọng nào cả. Trong những lần đua tiếp theo, tâm trí tôi vẫn không ổn định, nhưng mọi thứ vẫn phải tiếp tục”.

3. Bức ảnh đắt giá

Trong khi bức ảnh của Verstappen gây sự chú ý trên truyền hình trực tiếp, mãi đến ngày hôm sau Tee mới nhận ra mình đã quay lại được những gì khi rửa phim tại London.

Steven Tee chia sẻ: “Chúng tôi lấy phim ra như thường lệ vào Chủ nhật tại London, và đã quay lại rất sớm để biên tập cho Motoring News. Tôi đã lật lại những thước phim đó. Có hai khung hình khá mờ nhưng có thể thấy được nhiên liệu bắn ra ngoài. Khung hình sau là hình ông Paul Seaby mờ mờ.”

“Nhưng bức thứ ba lại trở nên rất nổi tiếng, đó là lúc ông bị nhấn chìm trọng ngọn lửa, nó giống như một cảnh trong phim hành động vậy. Có một góc chụp khác của một ai đó đứng từ pitwall, tuy được nhiều tòa soạn báo dùng, nhưng không có ảnh hưởng lớn như tấm của Seaby.”

“Paul và tôi đã nói đùa về việc này hàng năm liền. Tôi đã cho anh ấy một số tấm hình lớn, và ở một thời điểm nào đó người ta đã in nó lên cả những cái lót cốc! Nó đã được sử dụng khắp mọi nơi, như thể đang nhắc đi nhắc lại ông nhiếp ảnh gia vậy.”

4. Ảnh hưởng mà bức ảnh để lại

Dù những cuộc điều tra của FIA sau này về sự cố hỏa hoạn của Benetton tập trung vào một tấm lọc nhiên liệu bị mất tích, cả đội lại tin rằng đó không phải là yếu tố dẫn đến sự cố ngày hôm đó.

Những tranh cãi đã đi vào quên lãng theo dòng thời gian, nhưng ký ức từ 29 năm trước vẫn còn đọng lại, và tấm ảnh của Seaby đã trở nên nổi tiếng trong giới F1.

Đối với những người phải chống chọi với ngọn lửa, đây sẽ là một khoảnh khắc khó quên.

4.1. Jos Verstappen

“Đó lại là điều mà nhiều người nhớ về tôi! Năm đó người ta đã thấy vô số bức ảnh. Tôi không có di chứng gì ngoài việc thỉnh thoảng khi uống đồ có cồn, nhất là rượu vang, thì sẽ có cảm giác hơi rát bỏng.”

“Và khi bị bỏng thì vết đó hơi tấy đỏ. Tôi có thể cảm thấy nó trên mặt mình. Không biết tại sao, nhưng tôi nghĩ nó chỉ do kích ứng mà thôi. Đó là điều duy nhất mà tôi bị sau sự cố.”

4.2. Paul Seaby

“Điều duy nhất mà tôi nhận ra sau một tuần là má trái tôi có một vết đỏ, nhưng ngoài nó ra thì không có tác dụng phụ nào cả. Khi mới nhìn thấy bức ảnh, tôi đã nói với Steven Tee: “Anh đã có thể dập lửa thay vì ghi hình!” Nhưng tôi mừng là anh ta ghi lại được khoảnh khắc đó.”

“Trong những tình huống như thế thì người ta sẽ cố để mà dập tắt đám cháy, vậy nên họ sẽ khó mà nhận thức được những gì đang diễn ra. Thế nên nó khá là thú vị khi được xem lại và nghiên cứu những tấm hình đó.”

“Tôi thực sự thích những tấm hình và việc chúng đã được chụp lại, bởi không có nó thì việc này đã đi vào quên lãng. Chẳng hạn như không ai nói về vụ cháy của đội Jordan ở Spa (1995).”

“Tôi có poster của tấm ảnh qua các năm. Đó cũng là tấm hình duy nhất về tôi mà người mẹ vợ đã mất của tôi có. Trong nhà bà ấy có ảnh anh rể và chị dâu ở đám cưới, và kế bên là hình tôi đang bốc cháy. Điều đó đã làm tôi bật cười.”

Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Bên lề
GP Saudi Arabia

Đằng sau nghệ thuật Pitstop trong F1

Pitstop trong F1 không chỉ đơn thuần là thay lốp mà nó còn là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ cũng như là sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý.

Tay đua
điểm
1
max verstappen
51
2
sergio pérez
36
3
charles leclerc
28
4
george russell
18
5
oscar piastri
16
6
carlos sainz
15
7
lando norris
12
8
fernando alonso
12
9
lewis hamilton
8
10
oliver bearman
6
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.