ĐĂNG NHẬP
Xe cơ bắp đối đầu xe JDM: Ai hơn, ai thua? (P1)

Xe cơ bắp đối đầu xe JDM: Ai hơn, ai thua? (P1)

Những chiếc xe JDM đã trở thành ‘trụ cột’ của văn hóa xe hơi, nhưng liệu chúng có đủ tuyệt vời để đánh bại xe cơ bắp hay không?

20 Tháng 08, 2023

Có thể nói, xe JDM đang là một phần quan trọng của văn hóa xe hơi toàn cầu, sánh cùng với những chiếc xe cơ bắp. Cho tới hiện tại, sự phổ biến của xe JDM dường như không có dấu hiệu giảm sút.

Những chiếc xe JDM vẫn đang hiện diện trên thị trường, và tính biểu tượng của chúng không hề thua kém so với xe cơ bắp Mỹ. Một số người hâm mộ xe cơ bắp Mỹ thường xem nhẹ sức mạnh ẩn giấu bên trong xe Nhật. Tuy nhiên, những chiếc xe JDM nhẹ hơn, đi kèm gói động cơ với bộ tăng áp và các sửa đổi khác, hoàn toàn có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên khi nhìn thấy chúng.

Mặc dù thua kém xe JDM ở một số khía cạnh quan trọng, tuy nhiên xe cơ bắp Mỹ lại “ngầu” hơn vì nhiều lý do. Âm thanh của động cơ V8 tăng áp sẽ thu hút mọi ánh nhìn trên trường phố và khiến bạn phải “há hốc”. Một số chiếc xe cơ bắp cổ còn sở hữu mức giá rất cao ở thời điểm hiện tại.

Cuộc tranh luận xe JDM hay xe cơ bắp tốt hơn sẽ không bao giờ hạ nhiệt. Và dưới đây là những lý do mà fan của hai dòng xe đưa ra trong cuộc chiến này.

1. JDM: Độ bền

Rất khó để phủ nhận độ bền của những chiếc xe JDM. Mặc dù có một số ngoại lệ nhưng nguyên tắc chung của xe JDM là chúng được tạo ra để tồn tại về lâu về dài.

Xe JDM có độ bền rất cao. Ảnh: JM-Imports

Theo tờ CarPages, 12 trong số 15 phương tiện bền bỉ nhất là xe JDM. Các nhà sản xuất Mỹ có thể đã thành công hơn trong việc sản xuất hàng loạt, nhưng cái mà các nhà máy ô tô JDM tập trung vào là chất lượng của sản phẩm.

Chưa hết, độ bền sản phẩm giữa những ông lớn như Toyota và Honda đang ngày càng thu hẹp. Các nhà sản xuất ô tô trên toàn thế giới đang cố gắng mô phỏng theo các công ty xe JDM, với nỗ lực tạo ra những chiếc xe có tuổi thọ cao hơn để chứng minh rằng xe JDM là tiêu chuẩn về độ bền.

2. Xe cơ bắp: Lịch sử

Thời kỳ thịnh vượng của xe cơ bắp là những thập kỷ từ 1960 đến 1980. Sự khởi đầu thực sự của kỷ nguyên xe cơ bắp bắt đầu vào năm 1949 với Oldsmobile Rocket 88. Kể từ đó, các nhà sản xuất Mỹ đã đưa động cơ V8 vào những chiếc xe kiểu coupe lớn của họ.

Xe cơ bắp có một lịch sử khá phong phú. Ảnh: Pinterest

Mặc dù thế hệ xe cơ bắp đầu tiên xuất hiện vào những năm 1950, những dấu tích của xe cơ bắp đã được tìm thấy từ những năm 1920 khi những kẻ buôn lậu sửa đổi chiếc xe của họ để chạy nhanh hơn.

Sau khi việc này bị cấm, những kẻ buôn lậu đã sử dụng những chiếc xe đó trên đường đua. Các nhà sản xuất xe lúc bấy giờ không muốn bỏ lỡ một thị trường tiềm năng, họ đã nắm bắt cơ hội và sau đó mở ra lịch sử cho dòng xe cơ bắp.

3. JDM: Cá nhân hóa

Những chiếc xe JDM nổi tiếng được sửa đổi theo mọi cách mà con người có thể tưởng tượng ra được. Nhật Bản có một nền văn hóa xe độ “ngầm” rất nổi tiếng. Văn hóa đó đã được mở rộng bằng nhiều cách đến những vùng đất khác trên thế giới.

Đặc trưng của xe JDM là những tinh chỉnh theo phong cách cá nhân. Ảnh: Pavel Anoshin

Henry Ford từng nói: “Bạn có thể mua một chiếc Model-T với bất kỳ màu nào, miễn là nó có màu đen.” Nhưng câu nói đó là không đủ để thể hiện tinh thần của văn hóa xe JDM. Chính những sửa đổi và sự cá nhân hóa của những chiếc xe JDM là thứ khiến chúng nổi bật so với xe cơ bắp.

4. Xe cơ bắp: Cơ bắp

Sức mạnh dưới nắp capo xe là tiêu chuẩn của những chiếc xe cơ bắp. Xe cơ bắp Mỹ thường sử dụng động cơ V8 để tạo ra công suất và momen. Kể từ những năm 1950, các nhà sản xuất đã tinh chỉnh và cung cấp bộ siêu nạp, cũng như những công nghệ thú vị khác để sản sinh nhiều năng lượng nhất có thể thông qua động cơ V8 của họ.

Ngoài ra, khi các nhà sản xuất cho ra mắt một động cơ mạnh mẽ hơn, công chúng cũng được hưởng lợi từ những cuộc chiến xe cơ bắp trong những năm 1960 và 1970. Vào những năm 1970, động cơ đã có thể sản sinh ra hơn 400 hp và xe có thể chạy được 400 m trong 13 giây.

5. JDM: Tiết kiệm xăng

Động cơ nhỏ hơn đồng nghĩa với lượng xăng hao tổn sẽ ít hơn. Nhật Bản không có lãnh thổ sản xuất dầu quá lớn, họ phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn dầu nhập khẩu. Điều này kéo theo giá thành khí đốt rất cao, vậy nên những chiếc xe JDM thường có động cơ nhỏ hơn so với xe cơ bắp.

Sau Đạo luật Không khí Sạch vào những năm 1970, xe cơ bắp đã lùi lại phía sau để nhường chỗ cho xe JDM. Những chiếc xe JDM khi đó đã bắt đầu thể hiện mình là một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho xe cơ bắp về khả năng tiết kiệm nhiên liệu.

Xe JDM được yêu chuộng bởi khả năng tiết kiệm xăng. Ảnh: johnsautocare

Khả năng tiết kiệm xăng đó vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Một số nhà sản xuất JDM nổi tiếng cho ra mắt những chiếc xe thể thao có xếp hạng MPG (một chỉ số tiêu hao nhiên liệu) khá tốt trong những năm 1930 với nhiều tùy chọn hybrid.

Trên đây là 5 trên 10 tiêu chí thường xuyên được đem ra “so kè” khi tranh luận về xe cơ bắp của Mỹ và xe JDM của Nhật. Mời bạn đọc cùng chờ đón phần tiếp theo trên Otoman.

Bình luận
Xem tất cả bình luận...
Đang tải bình luận...
Không thể tải bình luận.
quảng cáo
Mới nhất về Góc nhìn xe
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
102
2
sergio pérez
79
3
charles leclerc
71
4
carlos sainz
65
5
lando norris
55
6
oscar piastri
36
7
george russell
32
8
fernando alonso
31
9
lewis hamilton
12
10
lance stroll
9
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.