ĐĂNG NHẬP
Cùng tìm hiểu về hộp số sàn côn tự động đến từ Ferrari và Porsche

Cùng tìm hiểu về hộp số sàn côn tự động đến từ Ferrari và Porsche

Mặc dù những hộp số này thoạt nghe không thực sự hợp lí, nhưng chúng mang đến cho nhiều tay lái niềm hứng khởi trên chiếc xe của mình.

03 Tháng 08, 2023

Trước khi Volkswagen và Porsche thành công với những mẫu hộp số DSG và PDK, một số nhà sản xuất đã dành nhiều năm để thử nghiệm hộp số sàn không có bàn đạp ly hợp, và họ đều đã thất bại.

Ngoài những cái tên điển hình như hộp số SMG của BMW hay hộp số trên mẫu Aston Martin Vanquish, chúng ta có thể quay lại thời điểm khởi đầu của công nghệ này với hai mẫu xe điển hình là Porsche 911 Sportomatic và Ferrari Mondial T Valeo.

Ngày nay, khi nhắc đến hộp số bán tự động, ta thường nghĩ ngay tới lẫy chuyển số trên vô lăng hoặc cần gạt theo hướng lên xuống. Tuy nhiên, cơ cấu cần gạt trước đây có thể kì lạ hơn, chẳng hạn như sơ đồ chữ H tương tự như cần số sàn truyền thống, nhưng nó không đi kèm chân côn.

Ngoài hỗ trợ tài xế sang số dễ dàng hơn thì hộp số này dường như không còn một mục đích thực sự nào khác.

Chrysler từng giới thiệu những mẫu xe với hộp số này vào thập niên 1940, và Volkswagen Beetle cũng từng sở hữu một phiên bản như vậy. Tuy nhiên, khi nhắc đến hộp số sàn không bàn đạp ly hợp dành cho xe thể thao, cái tên đầu tiên phải nhắc tới là Porsche Sportomatic.

Porsche 911 Sportomatic 1968. Ảnh: Car and Driver

Ra mắt năm 1967, hộp số này được giới thiệu ba năm sau mẫu 911. Mang tên mã 905, đây được xem là hộp số độc đáo nhất trong phân khúc. Sở hữu bốn cấp số và ly hợp thông thường, hộp số được trang bị bộ chuyển đổi momen giúp xe không chết máy khi dừng. Ngoài ra nó còn có chức năng nhân momen (torque multiplication) trong khi hệ thống ly hợp khí nén tạm ngắt để sang số.

Cần gạt sang số được bổ sung một công tắc nhỏ có khả năng nhận biết khi chủ xe có ý định sang số, từ đó gửi tín hiệu tới búa khí nén (pneumatic ram) để ngắt ly hợp. Nếu tất cả những chi tiết này chưa đủ kỳ lạ, hãng còn thiết kế cần số dạng chữ H, tuy nhiên lại được đánh dấu như hộp số tự động thông thường với cấp L dành cho số 1, cấp D số 2, D3 số 3 và D4 số 4.

Porsche khuyến cáo người dùng sử dụng cấp số D khi di chuyển thông thường, nhưng chúng ta có thể chuyển từ cấp L qua các cấp số khác tùy theo mong muốn. Dù trên danh nghĩa là hộp số sàn, dường như hầu hết thời gian hệ thống này vận hành ở chế độ tự động. Khi xe bắt đầu di chuyển sau khi dừng, chủ xe có thể đi ngay mà không cần phải đưa cần số về cấp L nhờ có bộ chuyển đổi momen

Trải nghiệm mẫu Porsche 911S Sportomatic 1976. Video: YouTube/TheSupraStar

Sau đây, hãy cùng chiêm ngưỡng những gì Ferrari đã làm trong thập niên 1980 với mẫu Mondial Valeo T. Valeo là nhà cung cấp đến từ Pháp, tên của họ xuất hiện như một sự tri ân của Ferrari dành cho những đóng góp trong việc tạo ra hộp số sàn không cần bàn đạp ly hợp cho mẫu Mondial T.

Dù lấy cảm hứng từ Porsche Sportomatic, hãng quyết định loại bỏ bộ chuyển đổi momen và một số chi tiết phần cứng khác, thay vào đó là sức mạnh tính toán tới từ Valeo và bộ chấp hành ly hợp điện tử (electronic clutch actuator) gắn với hộp số rãnh (gated manual gearbox).

Trong video trải nghiệm mẫu Mondial T Valeo, có thể thấy dường như Ferrari cho rằng loại hộp số này sẽ dễ sử dụng hơn đối với phụ nữ (những công nghệ cũ trên xe hơi thường ít nhiều có xu hướng “phân biệt giới tính”).

Vận hành hộp số trên mẫu Ferrari Mondial T Valeo. Video: YouTube/Alex Gioulis

Ý tưởng này về cơ bản vẫn còn nguyên giá trị ở thời điểm hiện tại. Sức mạnh tính toán của các thiết bị điện tử cho phép xác định chính xác vị trí của ly hợp và cần số, từ đó giúp xe sang số mượt mà hơn. Hộp số trên Mondial Valeo có khả năng giám sát những thông số đầu vào như tốc độ của xe, vòng tua máy và cấp số, từ đó ngăn chặn những hỏng hóc có thể xảy ra.

Video trên cho chúng ta thấy việc vận hành hộp số trên mẫu Valeo vô cùng liền mạch và đơn giản. Ferrari Mondial T Valeo rõ ràng là một mẫu xe đáng để trải nghiệm trên những cung đường thoáng đãng bởi việc tăng tốc sẽ vô cùng dễ dàng khi không phải lo lắng về chân côn.

Tuy nhiên, người lái vẫn không nên thao tác chuyển số quá chậm. Đồng thời vẫn cần thực hành kiểm soát chân ga hay nhả ga trước khi sang số.

Nội thất Ferrari Mondial T Cabriolet Valeo năm 1993. Ảnh: Speedartmotorsports

Mặc dù kiểu hộp số này dường như không có nhiều ý nghĩa, chúng thực sự cho phép nhiều người trải nghiệm niềm vui khi cầm lái. Với một số người, vận hành một chiếc xe số sàn là niềm vui thuần túy. Ngược lại, đối với những người khác thì đó lại là một áp lực mà họ không muốn đương đầu trên những hành trình mình.

Đáng ngạc nhiên hơn là công nghệ này đến nay vẫn chưa hoàn toàn biến mất. Gần đây, Hyundai cho ra mắt mẫu Venue sử dụng hộp số iMT, tuy nhiên chỉ dành cho một số thị trường nhất định.

Tương tự như những hộp số trong bài viết, iMT sử dụng cần số chữ H tương tự như những hộp số sàn khác nhưng không có bàn đạp côn. Trong khi trước đây các nhà sản xuất phải chật vật với bộ ECU nguyên sơ của họ thì ngày nay, Hyundai không gặp nhiều trở ngại với tất cả những trang bị mà họ sở hữu.

Nói tóm lại, không nên loại bỏ hoàn toàn một ý tưởng nào cho dù nó có kỳ lạ đến đâu. Chúng ta không biết được rằng liệu trong tương lai nó có được “hồi sinh” hay không.

Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Hệ truyền động
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
102
2
sergio pérez
79
3
charles leclerc
71
4
carlos sainz
65
5
lando norris
55
6
oscar piastri
36
7
george russell
32
8
fernando alonso
31
9
lewis hamilton
12
10
lance stroll
9
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.