ĐĂNG NHẬP
Tại sao việc tiếp nhiên liệu bị cấm ở F1?

Tại sao việc tiếp nhiên liệu bị cấm ở F1?

Tiếp nhiên liệu giữa chặng đua là một khái niệm quen thuộc với những người theo dõi F1. Nhưng sau những sự cố, F1 đã phải cấm hoạt động này vĩnh viễn. Vì sao?

01 Tháng 01, 2024

1. Lịch sử tiếp nhiên liệu và tai nạn trước đó

Trong quá khứ, việc tiếp nhiên liệu là một phần quan trọng của giải đua xe Công thức 1, cho phép các đội chạy những chiếc xe nhẹ hơn với hy vọng có thể giúp họ nhanh hơn đối thủ. Tuy nhiên, vào năm 2010, FIA đã ban hành lệnh cấm tiếp nhiên liệu vĩnh viễn, có nghĩa là các đội phải điều chỉnh xe của mình để hoạt động với trọng lượng nặng hơn với bình nhiên liệu đầy.

Tiếp nhiên liệu đã được xem như một chiến lược đua kể từ khi giải đấu bắt đầu vào năm 1950 mặc dù nhiều sự cố đáng chú ý đã xảy ra trong những năm qua...

2. Tại sao xe F1 không tiếp nhiên liệu khi đua?

Việc tiếp nhiên liệu trong đua xe Công thức 1 đã bị cấm kể từ năm 2010. Điều này có nghĩa là xe phải có đủ lượng nhiên liệu trong bình trước khi bắt đầu mỗi chặng đua để đảm bảo các tay đua có thể hoàn thành chặng đua.

Những chiếc xe F1 hiện được phép chứa tối đa 110kg nhiên liệu khi bắt đầu chặng đua nhưng phải cung cấp 1 lít nhiên liệu cho FIA khi kết thúc cuộc đua, nếu không sẽ bị loại. Năm ngoái, Sebastian Vettel đã mất vị trí thứ hai trên bục podium tại GP Hungary sau khi không thể hoàn thành một lap sau chặng đua do thiếu nhiên liệu và không thể cung cấp mẫu thích hợp cho FIA để kiểm tra.

3. Tại sao việc tiếp nhiên liệu bị cấm ở F1?

Cơ quan điều hành Công thức 1, FIA, đã cấm tiếp nhiên liệu trong chặng đua vào năm 2010, sau những lo ngại về an toàn cho các tay đua. Trước đây, quy định này không thể thực hiện được vì thùng nhiên liệu bên trong xe quá nhỏ. Vào năm 2010, quy định đã thay đổi cho phép xe lớn hơn 22 cm theo kích thước để lắp bình nhiên liệu lớn hơn cho mỗi xe.

Sau đó, các đội phải coi việc quản lý nhiên liệu như một phần trong kế hoạch chiến lược đua của mình để đảm bảo xe của họ đạt được màn trình diễn tốt nhất. Trước lệnh cấm tiếp nhiên liệu đã xảy ra một số sự cố trong đường pit do xe cố gắng tiếp nhiên liệu.

Cắt giảm chi phí là một lý do khác khiến FIA quyết định cấm tiếp nhiên liệu. Vì cơ quan điều hành này cảm thấy tốn kém khi phải vận chuyển các thiết bị cung cấp nhiên liệu hạng nặng khắp thế giới cho mỗi chặng đua, điều này làm tăng thêm phí vận chuyển hàng hóa cho chuỗi giải đua này.

Những chiếc xe hiện nay đã được các đội nạp sẵn nhiên liệu trước chặng đua với lượng nhiên liệu đủ để đảm bảo họ vượt qua vạch đích và hoàn thành chặng đua.

Sự cố cháy khi tiếp nhiên liệu. Ảnh: Motorsport

4. Có tai nạn tiếp nhiên liệu nào ở F1 không?

Trong nhiều trường hợp, sự rò rỉ nhiên liệu đã khiến xe bốc cháy và tay đua bị bỏng. Năm 2009, Kimi Raikkonen đã bị bỏng nhẹ sau vụ tràn nhiên liệu từ tay đua Heikki Kovalainen của đội đua McLaren đã gây ra hỏa hoạn trong đường pit tại GP Brazil.

Tại GP Đức năm 1994, Jos Verstappen, cha của Max Verstappen, đã bị thương trong một lần dừng pit sau khi ống nhiên liệu đổ nhiên liệu lên cả xe và tay đua Verstappen, khiến chiếc xe bốc cháy và nhấn chìm Verstappen cũng như một số thợ máy gần đó trong biển lửa.

Khi Verstappen nhớ lại vụ tai nạn đó, ông nói: “Tôi nhớ mình đã đến nơi mà tôi nghĩ là một điểm dừng pit thông thường. Ngồi trên xe tôi luôn mở tấm kính che nắng vì khi xe đứng yên tôi sẽ đổ mồ hôi rất nhiều. Vì vậy, khi dừng lại, tôi luôn mở mũ bảo hiểm để hít thở không khí trong lành.”

“Rồi tôi thấy chất lỏng từ đâu chảy ra. Đó là khi tôi có thể ngửi thấy thứ gì đó, và đó cũng là lý do tại sao tôi vẫy tay ra hiệu. Sau đó mọi thứ bốc cháy và trời đột nhiên tối đen, tôi không thể thở được. Đó là một tình huống mà bạn thường không nghĩ đến: giống như bạn đột nhiên bị đưa vào một căn phòng tối và sau đó bạn nghĩ, ‘Tôi cần phải thoát ra...’”

“Tôi phải vất vả lắm mới tháo được vô lăng và việc đó khiến tôi mất vài giây. Sau đó tôi phải thả đai an toàn ra. Vì vậy, có rất nhiều việc tôi phải làm trước khi đứng dậy và nhìn nhận chuyện gì đã xảy ra.”

Đội ngũ của Ferrari thực hiện tiếp nhiên liệu. Ảnh: Motorsport

5. Tiếp nhiên liệu sẽ được cho phép ở F1 trong tương lai?

Nói thật thì khả năng việc tiếp nhiên liệu được quay trở lại F1 là rất khó, nguyên nhân là do những lo ngại về an toàn và chi phí đối với FIA. Quay lại năm 2019, cựu tay đua Romain Grosjean của đội đua Haas tiết lộ rằng anh muốn khôi phục phương pháp này để cải thiện hiệu quả của lốp.

Grosjean chia sẻ: “Có, chúng tôi muốn điều đó. Không phải vì chúng tôi nghĩ nó tuyệt vời cho việc đua xe mà là vì chúng tôi cần giảm trọng lượng của chiếc xe xuống để giúp đỡ Pirelli. Đó là cách khắc phục tạm thời để xe nhẹ hơn 70kg hoặc nhẹ hơn 60kg. Đó là một trong những lý do khiến chúng tôi làm chiếc xe bị quá nhiệt đến điên cuồng.”

Lewis Hamilton cũng đã chia sẻ rằng anh cảm thấy việc tiếp nhiên liệu đáng lẽ phải được ban hành lại vào năm 2022 để giúp đỡ bù đắp cho trọng lượng ngày càng tăng của xe và tác động của điều này lên lốp xe.

6. Xe F1 tiếp nhiên liệu như thế nào?

Những chiếc xe F1 sẽ được nạp đầy nhiên liệu trước chặng đua để đảm bảo có thể về đích. Tuy nhiên, nếu một chiếc xe cần được tiếp nhiên liệu trong một phiên phân hạng, thì chúng sẽ được đưa trở lại gara.

Việc tiếp nhiên liệu có thể tác động rất lớn đến chiến lược của một đội. Các kỹ sư chiến lược có thể quyết định chỉ cung cấp nhiên liệu cho xe đủ để thực hiện một vòng hết công suất nhằm đạt thời gian nhanh hơn đối thủ của họ với một chiếc xe nhẹ hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả, chẳng hạn như nếu chiếc xe bị xóa thời gian lap đua hoặc tay đua bị đội khác cản trở, thì họ có thể không có đủ nhiên liệu để tham gia một lap đua khác.

Việc này còn có thể gây ra sự cố lớn cho phiên phân hạng của một đội và có thể khiến tay đua không đạt được vị trí xuất phát mục tiêu đã đặt ra và thậm chí có thể bị loại sớm hơn dự kiến. Các kỹ sư chiến lược phải quyết định xem liệu chỉ cung cấp đủ nhiên liệu cho xe chạy một lap nhanh có phải là một rủi ro phù hợp hay không.

Biển bảo dưỡng thông báo xe đang đổ nhiên liệu trong gara Haas F1. Ảnh: Motorsport

7. Bình nhiên liệu F1 hoạt động như thế nào?

Bình nhiên liệu bên trong xe F1 khác với bình nhiên liệu trên các xe thông thường, chúng được phát triển đặc biệt để trở nên linh hoạt và không thể bị phá hủy. Bình nhiên liệu thực ra không phải là một cái hộp mà chỉ có dạng như bong bóng được ép vào trong xe rồi đổ đầy như một quả bóng bay.

Bình nhiên liệu có hình quả bóng để có thể đặt phía sau tay đua nhưng ngay phía trước động cơ. Vì mục đích khí động học, nó cần phải càng nhỏ càng tốt nhưng cũng phải tuân thủ quy định của FIA là chiều rộng dưới 800mm.

8. Lịch sử đằng sau việc tiếp nhiên liệu ở F1

Juan Manuel Fangio là một trong những tay đua đầu tiên cố gắng tiếp nhiên liệu giữa cuộc đua vì lý do chiến thuật. Thậm chí việc này còn gây chú ý khi một tay đua có thể đi từ tình trạng bị ngừng xe giữa chặng đua đến chiến thắng GP Đức năm 1957. Mặc dù vậy, sự việc hi hữu này không tái diễn thêm một lần nào nữa trong suốt 25 năm.

Việc tiếp nhiên liệu bắt đầu diễn ra đúng cách ở Công thức 1 vào năm 1982 khi Gordon Murray của đội Brabham đã phát hiện ra rằng những chiếc xe có thể đạt được thời gian đua nhanh hơn khi xuất phát chỉ với nửa bình nhiên liệu.

Trưởng bộ phận thiết kế của đội đã tính toán rằng việc dừng giữa chặng để tiếp nhiên liệu sẽ đảm bảo chiếc xe chạy nhẹ hơn và hy vọng sẽ chạy nhanh hơn phần còn lại của đường đua.

FISA, hiện được gọi là FIA, đã từng cấm tiếp nhiên liệu vào năm 1984 vì lý do an toàn nhưng chỉ 10 năm sau nó được hồi phục lại sau sự thống trị của đội đua Williams.

Trong chặng đua đầu tiên với quy định mới về tiếp nhiên liệu năm 1994, Michael Schumacher đã giành được lợi thế trước Ayrton Senna khi tiếp nhiên liệu. Chiếc xe chạy nhẹ và nhanh hơn sau khi không thể vượt qua tay đua này trên những đoạn đường trước đó.

Chiếc xe đã tạo nên những mùa giải thống trị của đội đua Williams. Ảnh: Motorsport

Có một số sự cố đáng chú ý khi tiếp nhiên liệu, bao gồm trường hợp của Felipe Massa và Heikki Kovalainen khi lái xe rời khỏi gara với ống dẫn nhiên liệu vẫn còn gắn vào xe. Vào năm 2009, Kovalainen đã kéo ống dẫn nhiên liệu của mình xuống đường pit, khiến nhiên liệu của Kimi Raikkonen đổ vào người, sau đó khiến tay đua này chìm trong biển lửa.

9. Các giải đua khác có tiếp nhiên liệu giữa cuộc đua không?

Việc tiếp nhiên liệu không xảy ra trong bất kỳ chặng đua nào có nguồn gốc liên quan đến Công thức 1, cũng như MotoGP, nhưng nó vẫn diễn ra bình thường trong một số môn đua xe thể thao khác. Ví dụ, IndyCar, NASCAR và Giải vô địch đua xe đường trường thế giới (WEC) đều vẫn phải tiếp nhiên liệu do phong cách đua khác nhau.

Tại IndyCar, động cơ sẽ chạy trên công nghệ hybrid từ năm 2024 nhưng vẫn sử dụng bình nhiên liệu chứa đến 70 lít nhiên liệu.

Các quy định mới vào năm 2024 nhằm làm cho xe trở nên hybrid hơn đã khuyến khích các đội phát triển nhiều hơn trên xe của họ. Trong đó bao gồm cả thiết bị lưu trữ điện tạo ra khả năng phục hồi năng lượng khi hỏng hóc, cho phép động cơ tạo ra công suất cao hơn mà không cần sử dụng thêm nhiên liệu.

Pato O’Ward, Carlin Chevrolet, hết nhiên liệu trước khi khởi động lại. Ảnh: Motorsport

Trong NASCAR, các đội được phép đổ đầy bình nhiên liệu của xe với số lượng nhiên liệu tùy thích trong suốt cuộc đua. Thùng nhiên liệu của xe chứa khoảng 30,2 lít, nhưng các đội sẽ cố gắng chạy xe của họ với ít lượng nhiên liệu nhất có thể giữa các điểm dừng pit để xe của họ chạy nhẹ hơn và nhanh hơn.

NASCAR cũng đang có kế hoạch áp dụng hệ thống phanh tái tạo như IndyCar khi cố gắng hướng tới công nghệ hybrid.

Giải vô địch đua xe đường trường thế giới (WEC) trước đây đã từng giới hạn phân bổ nhiên liệu cho mỗi lap đua. Tuy nhiên, bộ quy đinh về cân bằng công nghệ đã được triển khai từ năm 2014 để cân bằng hiệu suất giữa xe hybrid và xe không hybrid.

Việc phân bổ nhiên liệu hiện được áp dụng thông qua trường đua. Ví dụ, các đội Le Mans được phép tiêu thụ tối đa 80,2kg nhiên liệu mỗi giờ và 35,2kg nhiên liệu mỗi lần đối với xe hybrid, với xe không hybrid là 110kg nhiên liệu/giờ và 52,9kg nhiên liệu cho mỗi lần.

Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Luật đua

Tại sao việc tiếp nhiên liệu bị cấm ở F1?

Tiếp nhiên liệu giữa chặng đua là một khái niệm quen thuộc với những người theo dõi F1. Nhưng sau những sự cố, F1 đã phải cấm hoạt động này vĩnh viễn. Vì sao?

01 Tháng 01, 2024
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
102
2
sergio pérez
79
3
charles leclerc
71
4
carlos sainz
65
5
lando norris
55
6
oscar piastri
36
7
george russell
32
8
fernando alonso
31
9
lewis hamilton
12
10
lance stroll
9
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.