ĐĂNG NHẬP
Phụ tùng OEM và phụ tùng aftermarket: ai hơn ai?

Phụ tùng OEM và phụ tùng aftermarket: ai hơn ai?

Phụ tùng OEM và phụ tùng aftermarket có gì khác nhau và loại nào tốt hơn?

18 Tháng 04, 2022

Không giống như bất cứ phụ tùng aftermarket nào, OEM là những phụ tùng được “sao y bản chính” và chuyên dùng để thay thế các bộ phận gốc của xe. Hai loại phụ tùng này luôn được đặt lên bàn cân để so sánh với nhau.

Nhiều ý kiến cho rằng việc chi tiền cho các phụ tùng chính hãng là cần thiết. Trong khi đó, một dòng ý kiến trái chiều khác lại đề cao việc sử dụng các phụ tùng aftermarket. Liệu rằng giữa hai loại phụ tùng này, loại nào là ưu việt hơn? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên, mời bạn cùng tìm hiểu về phụ tùng OEM qua bài viết dưới đây.

1. OEM là viết tắt của cái gì?

OEM là viết tắt của “Original Equipment Manufacturer”, nghĩa là nhà sản xuất thiết bị gốc. Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách nôm na các phụ tùng OEM là phụ tùng được làm ra theo đúng khuôn mẫu của các bộ phận gốc, và đương nhiên chúng cũng có xuất xứ từ nhà sản xuất gốc.

motor biscuit

Ngược lại, phụ tùng aftermarket được sản xuất bởi các nhà sản xuất khác bên ngoài thị trường. Hơn hết, các phụ tùng này thường được thiết kế để có thể dùng chung cho nhiều mẫu xe khác nhau, chứ không mang tính tương thích và riêng biệt như phụ tùng OEM.

2. Một số ví dụ về phụ tùng OEM

Trên cơ sở các loại xe, phụ tùng OEM có thể được chia thành 3 loại, gồm phụ tùng dành cho xe thương mại, xe điện và xe du lịch. Trong đó, xe thương mại lại được chia thành xe hạng nặng (heavy commercial vehicle, HCV) và xe hạng nhẹ (light commercial vehicle, LCV). Xe điện được chia thành xe lai sạc điện (plug-in hybrid, PHEV), xe hybrid (HEV) và xe điện chạy pin (BEV).

Các phụ tùng OEM thường là các bộ phận thân xe, bộ phận điện, hệ truyền động, khung gầm và nội thất. Cụ thể, các bộ phận thân xe gồm cửa sổ và cửa xe. Những bộ phận điện có thể kể đến là đèn chiếu sáng, công tắc, đồng hồ đo, cảm biến, camera và hệ thống đánh lửa.

Đối với hệ truyền động và khung xe, “đồ” OEM thường là hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống xả, phanh, hệ thống treo, hệ thống lái và cầu nối dữ liệu.

3. OEM và VAR có gì khác nhau?

Trước hết, chúng ta cần hiểu VAR là viết tắt của “value-added reseller”, nghĩa là nhà bán lẻ giá trị gia tăng. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ một doanh nghiệp độc lập hoặc một nhà cung cấp chuyên phân phối, bán lại các phụ tùng OEM.

Điểm khác biệt mấu chốt giữa nhà sản xuất thiết bị gốc và nhà bán lẻ giá trị gia tăng chính là khách hàng của họ. OEM có thể bán phụ tùng cho bất kỳ đối tượng nào, kể cả các nhà sản xuất xe khác. Trong khi đó, VAR chỉ bán trực tiếp phụ tùng cho người dùng.

scotty kilmer

4. Ưu và nhược điểm của phụ tùng OEM so với phụ tùng aftermarket

Giám đốc dịch vụ kỹ thuật của AAA (Mỹ) – ông Michael Calkins cho rằng các phụ tùng OEM có ưu thế hơn phụ tùng aftermarket vì chúng được kiểm tra khả năng va chạm trước khi xuất xưởng.

Cũng theo Calkins, các phụ tùng aftermarket thường không chống gỉ tốt. Thậm chí, một vài bộ phận như tấm ốp thân xe có thể không được căn chỉnh đúng cách. Tuy nhiên, các phụ tùng aftermarket vẫn là một giải pháp thay thế hợp lý nếu chúng được kiểm tra và bảo hành đầy đủ.

Helpful DIY

Điểm cộng đầu tiên cho một số phụ tùng aftermarket là chúng được sản xuất theo kỹ thuật gia công ngược (reverse-engineer), do đó có hiệu năng bằng hoặc vượt trội hơn các phụ tùng OEM.

Điểm cộng thứ hai của phụ tùng aftermarket nằm ở giá thành và độ phổ biến. Các phụ tùng này có thể được tìm thấy ở nhiều trạm xăng và cửa hàng phụ tùng xe hơi (tại Mỹ) với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với phụ tùng OEM.

Ngược lại, phụ tùng OEM được đánh giá cao hơn về chất lượng và độ tương thích với xe. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể được tìm thấy tại các đại lý chính hãng và tất nhiên là với mức giá cao hơn so với phụ tùng aftermarket.

Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Các khái niệm

Đằng sau nghệ thuật Pitstop trong F1

Pitstop trong F1 không chỉ đơn thuần là thay lốp mà nó còn là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ cũng như là sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý.

25 Tháng 03, 2024

Tại sao vô lăng ngày càng dày hơn?

Mặc dù vô lăng mỏng tạo ra nhiều không gian bên trong chiếc xe, đa số người dùng hiện nay vẫn ưu tiên vô lăng dày hơn bởi những trải nghiệm lái xe tiện ích.

GP Saudi Arabia

Đằng sau nghệ thuật Pitstop trong F1

Pitstop trong F1 không chỉ đơn thuần là thay lốp mà nó còn là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ cũng như là sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý.

Tay đua
điểm
1
max verstappen
51
2
sergio pérez
36
3
charles leclerc
28
4
george russell
18
5
oscar piastri
16
6
carlos sainz
15
7
lando norris
12
8
fernando alonso
12
9
lewis hamilton
8
10
oliver bearman
6
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.