ĐĂNG NHẬP
Luật cờ F1 – cờ đỏ, cờ xanh lam, cờ đen trắng (P2)

Luật cờ F1 – cờ đỏ, cờ xanh lam, cờ đen trắng (P2)

Ngoài cờ ca rô, cờ vàng và cờ xanh lá thì đây là những loại cờ báo hiệu ít xuất hiện hơn trong F1.

14 Tháng 01, 2022

Trong phần trước, Otoman đã giới thiệu đến bạn đọc các loại cờ báo hiệu phổ biến nhất trong F1, bao gồm cờ ca rô, cờ vàng và cờ xanh lá. Trong phần này, mời bạn tiếp tục tìm hiểu ý nghĩa của các là cờ báo hiệu còn lại, cũng như những câu chuyện lịch sử và thống kê liên quan tới chúng.

1. Cờ đỏ (red flag)

Với cờ này, màu sắc đã nói lên tất cả – cờ đỏ được sử dụng để báo dừng cuộc đua. Cờ được sử dụng nếu đường đua bị tắc nghẽn hoặc quá nguy hiểm để tiếp tục đua. Khi điều này xảy ra, cờ đỏ được vẫy ở tất cả các chốt phòng chế và đèn hủy đua (abort light) được bật sáng trên giàn đèn ngang (gantry) qua vạch xuất phát.

Lá cờ đỏ đầu tiên của F1 được vẫy ngay trong mùa giải đầu tiên diễn ra vào năm 1950, khi trời mưa làm gián đoạn chặng đua tại Indianapolis 500 (tại thời điểm đó là một phần của giải vô địch F1). Mất đến 21 năm sau thì người ta mới thấy một lá cờ đỏ tiếp theo, khi sương mù phủ xuống đường đua Mosport Park ở Canada. Cho đến nay đã có tổng cộng 78 lần cờ đỏ được vẫy ở F1.

Capital News

Mùa giải 2021 vừa qua đã chứng kiến 7 lá cờ đỏ, nhiều nhất trong tất cả các mùa giải kể từ khi F1 bắt đầu khởi tranh. Chúng xuất hiện tại các chặng GP Emilia Romagna, Azerbaijan, Anh, Hungary, Bỉ và Saudi Arabia. Trong đó, cờ đỏ được phất chỉ sau một vòng đua phía sau Xe An toàn tại Spa-Francorchamps, khiến GP Bỉ 2021 trở thành chặng đua ngắn nhất từ trước đến nay của F1. Ngoài ra, cờ đỏ cũng xuất hiện đến 2 lần tại GP Saudi Arabia.

2. Cờ sọc đỏ vàng (red and yellow striped flag)

Cờ này báo hiệu cho các tay đua biết rằng đường đua đang trong tình trạng trơn trượt, thường là do dầu hoặc một vệt nước nào đó.

3. Cờ trắng (white flag)

Cờ trắng là một tín hiệu rất quan trọng, bởi vì nó có nghĩa là đang có một phương tiện di chuyển chậm trên đường đua. Đó có thể là một chiếc xe tải kéo, xe cứu thương hoặc thậm chí là một chiếc xe đua khác đang thực hiện chạy mô phỏng.

Một trong những lần kỳ lạ nhất mà cờ trắng được phất là vào năm 2013, khi FIA cho một xe cứu hỏa ra đường đua để giải quyết sự cố. Điều đáng chú ý ở đây là xe này được phát động trước cả khi Xe An toàn kịp làm chậm đoàn đua. May mắn thay, tay đua dẫn đầu Sebastian Vettel lúc đó đã chủ động giảm tốc độ.

The Sun

Trong một số giải đua, cờ trắng được dùng để biểu thị lap cuối cùng của cuộc đua. Tuy nhiên, F1 không sử dụng chúng cho việc này.

4. Cờ xanh lam (blue flag)

Đây là một loại cờ khác được sử dụng khá thường xuyên, tuy nhiên không phổ biến cho lắm. Cờ được vẫy với những xe đang chạy chậm hơn để báo cho tay đua biết một xe khác nhanh hơn đang cố vượt. Ngoài ra, cờ cũng xuất hiện ở lối ra pit (pit exit) để cảnh báo cho các tay đua về những chiếc xe đang lao tới trên đường đua khi họ rời pit.

Nếu các tay đua cố tình phớt là 3 lá cờ xanh, họ sẽ bị phạt. Điều này đã xảy ra với Nikita Mazepin của Haas ở GP Bồ Đào Nha 2021 và cả Sergio Pérez và Daniil Kvyat ở GP Tây Ban Nha 2020.

5. Cờ đen đĩa cam (black flag with orange disc)

Đây là lá cờ không hề tốt, bởi vì nó có nghĩa là xe đã gặp sự cố. Cờ được vẫy để báo cho các tay đua biết rằng xe của họ có vấn đề có thể gây nguy hiểm cho người khác. Nếu nhìn thấy cờ, tay đua phải đưa xe đi thẳng về pit để sửa chữa (hoặc nghỉ ngang).

Quora

6. Cờ đen trắng (black and white diagonal flag)

Cờ đen trắng chỉ mang tính cá nhân (giống thẻ vàng trong bóng đá). Nó được vẫy cùng với một biển báo hiển thị số xe của tay đua vi phạm, để cảnh báo cho anh ta về một hành vi phi thể thao (unsportsmanlike behavior). Đôi khi, cờ này còn được các bình luận viên gọi là cờ “thịt viên” (meatball).

Cờ đen trắng đã từng được vẫy cho Hamilton tại GP Malaysia 2010 khi anh lạng lách (weaver) trước mũi chiếc Renault của Vitaly Petrov. Sau đó, cờ đã được thay thế bằng cảnh báo radio, và mãi cho đến năm 2019 thì cờ mới được FIA chọn sử dụng lại. Khi đó, cờ đã được vẫy cho Pierre Gasly ở GP Bỉ.

Ngoài ra, Max Verstappen cũng “dính” một cờ đen trắng tại GP São Paulo 2021 vừa qua vì đã quá quyết liệt khi phòng thủ lần thứ hai trong một trận chiến căng thẳng với Lewis Hamilton.

Wikimedia

7. Cờ đen (black flag)

Cờ đen tương đương với thẻ đỏ trong bóng đá, tức là đuổi ngay lập tức mà không cần xem xét lại. Cũng giống như cờ đen trắng, cờ đen được vẫy cùng với số xe của người lái. Khi đó, tay đua phải đưa xe đi thẳng vào pit và rời khỏi cuộc đua.

Ngày nay chúng ta gần như đã không còn thấy cờ đen nữa. Trên thực tế, lần cuối cùng cờ được vẫy trong một cuộc đua là tại GP Canada 2007 đầy hỗn loạn. Lần đó, chiếc Ferrari của Felipe Massa và chiếc Renault của Giancarlo Fisichella đều bị truất quyền thi đấu vì vượt đèn đỏ khi ra khỏi đường pit.

Ba năm trước đó tại GP Mỹ, chiếc Williams của Juan Pablo Montoya không may bị hỏng ngay tại vị trí xuất phát, trước khi chặng đua bắt đầu. Anh đã nhảy ra khỏi xe khi các xe còn lại bắt đầu vào lap khởi động (formation lap). Anh chạy vào gara, leo lên chiếc xe dự phòng rồi xuất phát từ pit, tuy nhiên sau đó đã bị vẫy cờ đen trong cuộc đua.

Connect Brazil

Huyền thoại Ayrton Senna cũng đã trải qua một sự cố tương tự tại cuộc đua trên sân nhà ở Brazil vào năm 1988, khi chiếc McLaren của anh gặp trục trặc tại khu vực xuất phát. Anh nhanh chóng chuyển sang xe dự phòng, xuất phát từ pit. Sau đó, Senna đã khiến đám đông cổ vũ cực kỳ phấn khích khi leo lên vị trí P2 tại thời điểm chặng đua đã trôi qua một nửa. Thế nhưng, ngay sau đó anh đã bị truất quyền thi đấu với một chiếc cờ đen.

Có lẽ một trong những lần cờ đen xuất hiện kỳ lạ nhất là vào năm 2019, khi xe của Haas bị mất liên lạc kỹ thuật (car-to-pit communication) tại một vòng luyện tập ở Monaco. Do đó, các tay đua của đội đã không nhận được thông báo quay về pit.

Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Luật đua

Tại sao việc tiếp nhiên liệu bị cấm ở F1?

Tiếp nhiên liệu giữa chặng đua là một khái niệm quen thuộc với những người theo dõi F1. Nhưng sau những sự cố, F1 đã phải cấm hoạt động này vĩnh viễn. Vì sao?

01 Tháng 01, 2024
GP Saudi Arabia

Đằng sau nghệ thuật Pitstop trong F1

Pitstop trong F1 không chỉ đơn thuần là thay lốp mà nó còn là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ cũng như là sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý.

Tay đua
điểm
1
max verstappen
51
2
sergio pérez
36
3
charles leclerc
28
4
george russell
18
5
oscar piastri
16
6
carlos sainz
15
7
lando norris
12
8
fernando alonso
12
9
lewis hamilton
8
10
oliver bearman
6
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.