ĐĂNG NHẬP
FIA đơn giản hoá chỉ số đo tình trạng lướt cá heo tại GP Singapore

FIA đơn giản hoá chỉ số đo tình trạng lướt cá heo tại GP Singapore

Chỉ số AOM được giới thiệu để giảm bớt hiện tượng lướt cá heo, tuy nhiên đường đua gập ghềnh như tại Singapore có thể làm sai lệch kết quả đo lường.

30 Tháng 09, 2022

Do hậu quả của hiện tượng xe nhún nhảy cực mạnh vào đầu mùa giải, FIA từng thông báo trước thềm chặng GP Canada rằng họ sẽ giới thiệu khái niệm Chỉ số Dao động Khí động học (Aerodynamic Oscillation Metric, AOM) mà các đội sẽ không được phép vượt quá.

Các đội cần phải đảm bảo rằng xe đua của họ nằm dưới giới hạn xóc nảy tối đa trong mỗi lap đua. Nếu không, họ có nguy cơ bị phạt vì lý do an toàn.

Mercedes là một trong những đội chịu ảnh hưởng nặng nhất của tình trạng lướt cá heo. Ảnh: Motorsport

Cụ thể, trong một tài liệu gửi ra trước chặng đua ở Montreal (Canada), các đội đã được cảnh báo rằng việc vi phạm các quy tắc có nguy cơ khiến những chiếc xe bị loại khỏi cuộc đua.

Người đứng đầu các vấn đề về đua xe một chỗ ngồi (single seater) của F1 – ông Nikolas Tombazis cho biết trong ghi chú: “Bất kỳ chiếc xe nào có chỉ số AOM vượt quá mức AOM [giới hạn] theo quy định sẽ được báo cáo lên cho ban quản lý, với khuyến cáo rằng họ có thể bị loại khỏi kết quả của vòng đua nước rút hoặc cuộc đua chính.”

Và sau một số cuộc tranh luận với các đội về tầm quan trọng của chỉ số này, cuối cùng thì nó đã có hiệu lực từ chặng GP Bỉ. Với việc các đội đã hiểu rõ hơn nhiều về các tác động gây ra hiện tượng lướt cá heo, cho đến nay chưa có đội nào vi phạm quy định với chỉ số này.

Tuy nhiên, đã có một số lo ngại rằng một số cuộc đua cuối mùa giải trên các đường đua gập ghềnh – bao gồm Singapore và Austin (Mỹ) – có thể khiến các đội đau đầu hơn.

Về mặt kỹ thuật, chỉ số AOM được tính là giá trị trung bình trên một quãng đường cụ thể (mức ban đầu được đặt ra là 10 J/kg trên 100 km). Người ta đã chỉ ra rằng nếu xe đua va chạm vào các gờ nổi trên lề đường thì những va chạm đó có thể góp phần nâng mức trung bình tổng thể.

Nói cách khác, chạy xe trên những đoạn đường gập ghềnh có thể khiến các đội vô tình vượt quá giới hạn AOM. Khi đó, nguyên nhân đến từ bề mặt của đường đua chứ không hề liên quan đến hiện tượng lướt cá heo.

Hành động leo lề có thể làm sai lệch kết quả đọc chỉ số AOM. Ảnh: Motorsport Magazine

Trước thềm chặng GP Singapore, ông Tombazis cũng đã viết thư cho các đội để thông báo rằng FIA đang tiến hành điều chỉnh chỉ số từ bây giờ để làm giảm bớt sự phức tạp của yếu tố đường đua gập ghềnh.

Theo đó, một giới hạn tối đa mới sẽ được đưa ra để loại trừ những tác động với lý do nêu trên. FIA cho biết từ nay AOM sẽ được ghi nhận với mức gia tốc cao nhất là 7G, có nghĩa là bất kỳ pha va chạm với địa hình đường đua nào ở mức trên sẽ không được tính vào việc tuân thủ chỉ số.

Nhìn chung, sự thay đổi này sẽ giúp các đội tránh được bất kỳ rủi ro nào về việc vô tình vi phạm giới hạn AOM.

Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Luật đua

Tại sao việc tiếp nhiên liệu bị cấm ở F1?

Tiếp nhiên liệu giữa chặng đua là một khái niệm quen thuộc với những người theo dõi F1. Nhưng sau những sự cố, F1 đã phải cấm hoạt động này vĩnh viễn. Vì sao?

01 Tháng 01, 2024
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
77
2
sergio pérez
64
3
charles leclerc
59
4
carlos sainz
55
5
lando norris
37
6
oscar piastri
32
7
george russell
24
8
fernando alonso
24
9
lewis hamilton
10
10
lance stroll
9
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.