ĐĂNG NHẬP
‘Đấu đá nội bộ’ và kế hoạch của Mercedes

‘Đấu đá nội bộ’ và kế hoạch của Mercedes

Va chạm với đồng đội có thể được coi như là luật bất thành văn số 1 trong tất cả các môn thể thao đua xe.

24 Tháng 10, 2023

Sau cú va chạm giữa George Russell và Lewis Hamilton ngay tại khúc cua đầu tiên tại chặng Qatar GP vừa qua, người ta đã đặt ra vô số hoài nghi về mối quan hệ giữa hai tay đua Mercedes.

Rủi ro trước mắt đối với Mercedes sau màn “tự hủy” của Hamilton và Russell. Video: The Race (YouTube)

Khi những thước phim ghi lại sự cố được công bố cũng là lúc Hamilton tự nhận phần trách nhiệm về phía mình. Anh bày tỏ tiếc nuối khi cho rằng vì sự cố trên mà Mercedes đã đánh mất cơ hội giành được 2 vị trí podium sau Max Verstappen, cũng như vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng giữa các đội đua.

Điều quan trong hiện tại là khả năng kiểm soát rủi ro của Mercedes để ngăn không cho Hamilton-Russell trở thành Hamilton-Rosberg, ngăn không cho lịch sử lặp lại một lần nữa.

1. Tại sao va chạm giữa hai tay đua vốn là không thể tránh khỏi?

Thật lòng mà nói, đây là điều mà nhiều người trong giới F1 đã có thể dự đoán trước, ngay sau khi Valtteri Bottas – trợ thủ đắc lực cho Hamilton khi anh còn đang trong thời hoàng kim với Mercedes – từ giã đội đua đến từ Brackley để tham gia Alfa Romeo.

George Russell (#63) và Lewis Hamilton (#44) tranh giành vị trí tại trường đua Suzuka (Nhật Bản). Ảnh: The Race

Tuy nhiên phải đến chặng GP Nhật Bản thì người ta mới thấy rõ những dấu hiệu đầu tiên của sự xích mích, và cú hích tại trường đua Lusail hiện đang là mối lo lớn nhất của Mercedes.

Russell vốn dĩ đã là một tay đua có tính cạnh tranh cao ngay từ những ngày đầu tại Mercedes, điều này đồng nghĩa với việc khả năng xảy ra nội chiến giữa hai tay đua của cùng một đội là cao hơn so với những mùa giải vừa qua.

Với hàng loạt những thành công từ trong lẫn ngoài F1, có thể nói cả đội và tay đua đều có thể tính toán một cách chính xác những rủi ro khi xử lí tình huống, hoặc ít nhất là phải giành điểm kể cả trong những tình huống xấu nhất.

Tuy nhiên, Mercedes đã không còn mạnh mẽ như hồi 2014-2021 nữa, và có lẽ cùng vì thế mà cả hai tay đua chấp nhận chịu nhiều rủi ro hơn bình thường với hy vọng đánh bại được Red Bull.

Khi phải thi đấu với một chiếc xe có hiệu suất không cao nhưng lại vừa đủ để thoát khỏi nhóm midfield, các tay đua sẽ thường táo bạo hơn một chút.

Một ví dụ điển hình chính là Max Verstappen vào năm 2018, khi Hamilton và Mercedes đang phải đối đầu với Vettel và Ferrari. Tuy sở hữu thiết kế khí động học vượt trội nhưng chiếc RB14 bị cản trở bởi động cơ Renault (với hiệu suất và độ tin cậy trung bình). Mặc dù chiếc xe đủ nhanh để giành pole và những vị trí trong top 3 nhưng không đủ để giúp họ giành chức vô địch năm ấy.

Max đã chấp nhận nhiều rủi ro tới mức người ta tự hỏi liệu anh có đủ kiên nhẫn để có thể tranh giành chức vô địch hay không. Ảnh: The Race

Hamilton cảm thấy quan ngại khi phải bắt đầu chặng đua trên lốp mềm, vậy nên cũng dễ hiểu tại sao anh lại cho rằng lap 1 là cơ hội duy nhất để có thể giành vị trí dẫn đầu chặng đua.

Về phía Russell, anh thú nhận do bản thân mãi mê tranh giành vị trí dẫn đầu với Max Verstappen nên đã không để ý tới đồng đội Hamilton đang ở ngay bên cạnh xe mình khi đi đến Turn 1.

Hiện tại, chúng ta đang có hai tay đua với tinh thần vô cùng cao, khả năng đua tương đối đồng đều với cùng một chiếc xe và cùng một động cơ. Bắt đầu ở hai vị trí ngay sát nhau, họ chắc chắn sẽ thi đấu hết mình để có thể giành được kết quả cao nhất.

2. Làm thế nào để tránh tái diễn câu chuyện Hamilton – Rosberg?

Hamilton và Rosberg là bạn thân thuở nhỏ kể từ khi còn đang thi đấu trong những giải đua go-kart quốc tế. Kể cả khi đã trưởng thành với tư cách là những tay đua F1 tài năng, sự gắn kết giữa hai tay đua trẻ tuổi vẫn không bị phai mờ.

Hai tay đua đã phối hợp rất ăn ý với nhau. Ảnh: The Race

Tình bạn đó được thể hiện ở pha ăn mừng podium đáng nhớ tại GP Úc năm 2008 và khi hai tay đua được tái hợp vào năm 2013, cả hai đã phối hợp ăn ý với nhau để đưa vị trí của Mercedes tiến gần đến Red Bull và Ferrari – hai đối thủ nặng kí nhất thời bấy giờ.

Từ năm 2014 trở đi, kỷ nguyên hybrid của F1 chứng kiến sự thống trị của Mercedes. Chiếc xe của họ mạnh đến nỗi Hamilton và Rosberg không có đối thủ nào khác ngoài chính đồng đội của mình. Kết quả là một cuộc “nội chiến” nảy lửa giữa hai tay đua xảy ra, và mối quan hệ giữa họ trở nên “toxic” hơn bao giờ hết.

Cạnh tranh giữa hai tay đua tài năng đến từ hai đội khác nhau là một chuyện, nhưng khi họ là đồng đội với hai chiếc xe y hệt nhau thì lại là một vấn đề khác.

Tuy nhiên, khi Rosberg tuyên bố giải nghệ chỉ vài ngày sau khi nối nghiệp cha giành chức vô địch năm 2016 thì Mercedes đã thay đổi hoàn toàn, với Bottas gia nhập với tư cách là trợ thủ đắc lực với Hamilton trong 4 năm tiếp theo.

Về phía Russell, anh đã có cơ hội được làm việc với Mercedes đủ lâu để có thể hiểu được môi trường làm việc nơi đây, cũng như những gì mà họ đã phải trải qua, bất kể với tư cách là thực tập sinh hay là tay đua trục tiếp thi đấu cho họ.

“Tinh thần đồng đội giữa chúng tôi không có dấu hiện rạn nứt gì cả. Tôi không có vấn đề gì với anh ấy”, Hamilton khẳng định sau sự cố.

Russell thì nói rằng “Lewis và tôi, cả hai đều sẽ ổn. Chúng tôi đều dành sự tôn trọng cho nhau, và trong sự cố này thì chắc chắn là không ai cố ý cả.”

Ngay sau khi chặng đua kết thúc, Mercedes đã lập tức đăng tải một video, mà trong đó, Hamilton xin lỗi trực tiếp với Russell.

Suy cho cùng thì những biện pháp của Mercedes trong tương lai mới là điều quan trọng nhất. Có vẻ kế hoạch của họ sẽ theo kiểu “đóng cửa bảo nhau” và bàn bạc vấn đề này chỉ trong nội bộ một cách nhanh chóng. Đội khẳng định là cả hai tay đua đều rất hòa hợp trong việc giải quyết vấn đề này.

3. Tài liệu mật của Mercedes

Mercedes đã soạn thảo một văn bản tựa “racing intent” (tạm dịch là quy chuẩn đua xe) trong những năm mà Rosberg và Hamilton còn là đồng đội của nhau. Trong đó chỉ rõ cách tiếp cận tình huống sao cho lợi ích chung của cả đội không bị ảnh hưởng bởi quyết định cá nhân của bất kỳ tay đua nào.

“Chúng tôi có những quy chuẩn nhất định để xác định được cách tiếp cận tình huống với tư cách là một đội đua”, Lord giải thích. “Cả hai tay đua đều đồng ý với những quy chuẩn này giống như tất cả các thành viên khác.”

Mercedes nhìn lại năm 2016 như là một “trải nghiệm chung” và coi nó là một bài học quý giá cho nhũng tình huống tương tự sau này. Họ cho rằng đó sẽ là “nền tảng của những cuộc hội đàm cũng như chiều hướng phát triển” của mình.

Tuy nhiên, ngay cả Mercedes cũng không thể phủ nhận sự cạnh tranh giữa hai tay đua của mình – điều mà chắc chắn sẽ khiến họ vô cùng vất vả trong công tác quản lí, một khi chiếc xe có khả năng cạnh tranh xứng tầm đội đua đầu bảng mùa giải đó.

Sự cạnh tranh này tồn tại hai mặt. Một mặt nó thúc đẩy đội đua đi lên tầm cao mới với sự tiến bộ vượt bậc, mặt khác nó đồng nghĩa với việc cái giá phải trả cho mỗi sai lầm sẽ không hề nhỏ.

Liệu Hamilton và Russell có thực sự giữ được tinh thần đồng đội này hay không? Ảnh: The Race

Mercedes cho biết đây là vấn đề mà mình “muốn được vướng vào”, bởi nó sẽ khẳng định được khả năng giành lại vinh quang một thời của họ. Đây chắc chắn sẽ là một thử thách không hề nhỏ đối với tất cả các thành viên trong đội đua.

Khi hai tay đua hàng đầu cùng tranh giành chức vô địch mùa giải trong hai chiếc xe có khả năng giúp họ giành chức vô địch, hầu như không ai có thể ngăn cản họ tiến lên.

Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Đội đua
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
102
2
sergio pérez
79
3
charles leclerc
71
4
carlos sainz
65
5
lando norris
55
6
oscar piastri
36
7
george russell
32
8
fernando alonso
31
9
lewis hamilton
12
10
lance stroll
9
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.