ĐĂNG NHẬP
Tại sao lốp xe lại bị phồng? Khắc phục lốp phồng như thế nào?

Tại sao lốp xe lại bị phồng? Khắc phục lốp phồng như thế nào?

Đừng bất ngờ nếu một ngày đẹp trời, lốp xe của bạn xuất hiện những vết phồng.

12 Tháng 06, 2022

Những tay lái mới, chưa có nhiều kinh nghiệm sử dụng và chăm sóc xe thường không biết hoặc không để ý đến hiên tượng phồng lốp (hay còn gọi là phù lốp, sủi bong bóng). Điều này vô tình đem lại rủi ro cho cả xe và người dùng.

Về cơ bản, hiện tượng phồng lốp thường rất hay xảy ra. Còn về mức độ nguy hiểm thì việc bạn lái một chiếc xe với bộ lốp bị phồng cũng tương đương với lúc lốp bị xì hơi vậy. Do đó, khi phát hiện lốp xe bị phồng, bạn phải thay lốp mới ngay lập tức.

Một chiếc lốp xe bị phồng ở mặt trong. Ảnh: Mechanic Base

Trong bài viết này, Otoman sẽ giúp bạn trả lời một số câu hỏi liên quan đến phồng lốp, từ đó chúng ta hiểu được định nghĩa, nguyên nhân và giải pháp cho hiện tượng này. Qua đây, hy vọng bạn đọc có thể có thêm kiến thức và những góc nhìn về cách sử dụng và bảo dưỡng xe.

1. Phồng lốp là gì?

Phồng lốp là một vấn đề của lốp xe mà trong đó, một số vị trí trên lốp xe bị phồng lên, trở thành điểm yếu của lốp – nơi lốp dễ dàng bị nổ nhất. Khi lốp xe bị phồng, chỉ có cách duy nhất để xử lý là thay ngay lốp mới.

Phồng lốp gây ra hiện tượng rung lắc xe khi lái. Ảnh: Motor Vehicle Maintenance & Repair

Khi lốp bị phồng, dấu hiệu cơ bản nhất mà bạn có thể cảm nhận được là xe bị rung lắc và không cân bằng trong quá trình di chuyển, kèm theo tiếng ồn khá khó chịu.

Nhìn chung, các nhà sản xuất lốp luôn sử dụng vật liệu có độ bền cao, đồng thời chế tạo lốp xe có nhiều lớp kết hợp lại với nhau. Mỗi lớp được làm bằng những vật liệu khác nhau và có chức năng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả chúng đều phục vụ một mục đích chung là đáp ứng tốt tốc độ bào mòn lốp theo thời gian ở nhiều điều kiện mặt đường khác nhau.

Về cầu tạo, lớp trong cùng (lớp lót trong) của lốp có chức năng duy trì áp suất nitơ hoặc không khí bên trong lốp. Vật liệu được dùng phổ biến nhất để làm lớp trong cùng này không gì khác chính là cao su.

Vị trí lớp lót trong (màu tím) trong cấu tạo các lớp của lốp xe. Ảnh: US Tires

Mặc dù lớp trong cùng rất chắc, nó vẫn sẽ bị rò rỉ nếu lốp xe chịu một tác động mạnh nào đó, hoặc đơn giản là khi bạn thường xuyên phải di chuyển trong điều kiện đường xấu.

Một khi lớp trong cùng bị rò rỉ, các lớp bên ngoài sẽ không để không khí thoát ra ngay lập tức mà sẽ giữ không khí lại ngay ở vị trí đó. Khi này, không khí bị nén lại sẽ làm xuất hiện các vết phồng khác nhau trên lốp xe.

2. Một số nguyên nhân dẫn đến phồng lốp

2.1. Thường xuyên lái xe trên mặt đường gồ ghề

Nguyên nhân phổ biến nhất làm cho lốp xe của bạn bị phồng là việc thường xuyên lái xe trên điều kiện mặt đường xấu, gồ ghề.

Mặt đường gồ ghề là tác nhân chính gây phồng lốp. Ảnh: Freepik

Cụ thể, khi bộ lốp của bạn phải làm việc trong điều kiện mặt đường không bằng phẳng, có ổ gà, mảnh vụn (kim loại), sỏi, đá hay trên địa hình off-road, đó là lúc lốp dễ bị phồng nhất. Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa số lần phải lái xe trên những dạng địa hình này. Nếu bắt buộc phải di chuyển, bạn nên lái xe với tốc độ thấp và thật cẩn thận với các chướng ngại vật.

2.2. Chở quá tải

Cần luôn nhớ rằng lốp xe là bộ phận gánh chịu toàn bộ khối lượng của xe. Vì thế, khi chở quá tải, lốp xe phải nhận thêm nhiều áp lực, thậm chí có thể vượt ngoài khả năng chịu đựng của chúng.

Như bạn đã biết, cấu tạo lốp xe bao gồm nhiều lớp ghép lại, và các lớp này thường có giá trị chịu tải khác nhau. Vì vậy, khi bị quá tải thì một số lớp vẫn có thể đáp ứng được, trong khi các lớp khác thì không. Lúc này, các lớp bị xung đột lẫn nhau, dẫn đến hiện tượng phồng lốp, hoặc tệ hơn nữa là nổ lốp.

2.3. Va chạm vào lề đường

Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến hiện tượng phồng lốp. Đôi khi bạn có thể điều khiển xe quá sát lề đường, ở tốc độ trung bình hoặc cao, và sẽ thật không may nếu lốp va phải lề đường hoặc bất kỳ vật cản nào nhô ra từ lề.

Khi va quẹt như vậy, lốp xe sẽ phải đón nhận một cú “shock” khá mạnh. Nếu như những tình huống kiểu này diễn ra nhiều lần, đặt biệt ở tốc độ cao, lề đường hoặc vật cản sẽ làm hỏng các lớp bên trong của lốp, gây ra hiện tượng phồng lốp. Trên thực tế, thành bên của lốp xe là vị trí dễ bị phồng nhất do nguyên nhân này.

Lốp và mâm xe bị trầy xước sau khi va quẹt vào lề đường. Ảnh: Motor Vehicle Maintenance & Repair

2.4. Lái xe với những chiếc lốp xẹp

Chắc chắn là bạn không nên lái xe khi lốp đã bị xẹp (xì hơi) trong một thời gian dài. Lý do là bởi vì điều này mang lại khá nhiều bất lợi cho xe của bạn, đơn cử như làm tăng tiêu hao nhiên liệu, hạn chế tính cơ động của xe, phồng lốp, hỏng lốp, hỏng mâm xe…

Lái xe với lốp thiếu hơi có thể làm hỏng lớp lót trong của lốp. Ảnh: CNET

Bạn sẽ không biết được khi nào thì lốp bị xì hơi. Nếu chỉ bị rò rỉ một ít, bạn có thể mang xe đến các gara chuyên về lốp để khắc phục. Trong trường hợp lốp bị xẹp, việc tiếp tục lái xe có thể làm cho vành xe cọ xát với lốp xe, từ đó làm hỏng lớp trong cùng và khiến không khí thoát ra lớp ngoài. Điều này, như đã nói, sẽ làm cho lốp bị sủi bong bóng (phồng lốp).

2.5. Các lớp bên trong lốp bị mất kết dính

Do lốp xe được cấu tạo từ nhiều lớp ép chặt với nhau, từ lớp bố cao su bên trong đến lớp bố thép, lớp bố nylon… cho nên các vết u và vết phồng sẽ xuất hiện nếu các lớp này bị tách rời. Nguyên nhân chính giải thích cho hiện tượng này có lẽ lại đến từ nhà sản xuất. Cụ thể, việc sử dụng chất kết dính yếu, kém chất lượng và các lớp cứng không phù hợp trong quá trình sản xuất có thể khiến các lớp tách ra khỏi nhau.

Ngoài ra, nhiệt độ cũng là một yếu tố khác gây ảnh hưởng. Nhiệt độ thấp có thể làm cho chất kết dính giữa các lớp mất đi tính hiệu quả, dẫn đến sự tách rời giữa các lớp.

2.6. Lốp bị mòn

Lốp xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Trải qua thời gian và tần suất làm việc, lốp chắc chắn sẽ bị mòn, đồng thời các lớp bên trong lốp sẽ bị giảm chất lượng. Khi này, bạn sẽ rất dễ gặp phải hiện tượng phồng lốp.

Một chiếc lốp bị mòn quá mức quy định. Ảnh: Fix Auto USA

3. Làm thế nào để ngăn chặn phồng lốp?

3.1. Thường xuyên kiểm tra tình trạng lốp

Bạn nên kiểm tra lốp xe của mình thường xuyên. Hãy kiểm tra cả mặt bên ngoài và bên trong của lốp, đồng thời chuẩn bị sẵn lốp dự phòng trên xe. Ngoài ra, hãy nhớ phải kiểm tra lốp xe đều đặn, bất kể là bạn di chuyển gần hay xa.

3.2. Bảo dưỡng thường xuyên

Việc bảo dưỡng lốp xe thường xuyên sẽ giúp bạn tìm ra các vấn đề khi mới phát sinh và sửa chữa kịp thời, trước khi những vấn đề này dần chuyển thành các hư hỏng lớn hơn.

Trong quá trình kiểm tra định kỳ các thành phần thuộc hệ thống treo, kỹ thuật viên cũng có thể phát hiện những vấn đề trên lốp ở giai đoạn đầu. Đây là lúc mà các giải pháp đối với lốp vẫn còn hữu dụng, trước khi nó bị phồng và phải thay mới.

3.3. Không lái xe khi lốp bị xì hơi

Như đã nói ở trên, lốp xe bị xì sẽ làm vành xe cọ xát với lốp và làm hỏng lớp bên trong. Cách tốt nhất là không nên lái xe nếu phát hiện lốp xe của bạn đã bị xì hơi, bất kể là rò rỉ ít hay nhiều.

Không nên lái xe khi lốp đã bị xì hơi hoặc đã hết hơi. Ảnh: Tread Worx

Khi ở ngoài đường mà phát hiện lốp bị xì thì bạn cần thay ngay lốp dự phòng nếu có thể, hoặc tìm một gara gần nhất để có cách khắc phục.

3.4. Không chở quá tải

Bất kể bộ phận nào trên xe cũng đều có mức độ chịu đựng nhất định, và lốp xe cũng vậy. Nếu xe quá tải, lốp xe cũng sẽ quá tải. Vì vậy, bạn cần chở đúng khối lượng cho phép của xe và không chở quá tải. Chỉ riêng việc này cũng đã mang lại khá nhiều lợi ích cho chính bản thân bạn.

3.5. Không chạy vào ổ gà

Ổ gà là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra phồng lốp. Do đó, hãy luôn nhớ là không chạy xe qua chúng. Nếu có thể tìm thấy một tuyến đường thay thế mà không có ổ gà, bạn hãy đi theo tuyến đường đó. Nếu không, hãy vượt qua các ở gà ở tốc độ chậm và giữ chắc tay lái.

Tránh ổ gà, ổ voi là điều cần lưu tâm để đảm bảo tình trạng của lốp. Ảnh: TCL Metal Restoration

3.6. Hãy là một người lái xe có trách nhiệm

Là một người lái xe, bạn nên tập luyện và hình thành thói quen chăm sóc, bảo dưỡng nhanh chiếc xe mà mình điều khiển. Công việc này cực kỳ hữu ích không chỉ trong việc phát hiện lốp bị phồng, bị xì hơi, mà còn nhiều vấn đề khác nữa.

Thói quen lái xe cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ xe, tuổi thọ lốp… Do đó, hãy cẩn thận hơn trong những tình huống di chuyển gần lề đường. Hãy đi với tốc độ thật chậm trên đường gồ ghề hoặc hạn chế thấp nhất những va chạm giữa bánh xe và mặt đường.

Trên đây là tất cả nội dung về phồng lốp. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thể tích lũy thêm cho bản thân nhiều kiến thức thực tế về xe và cách lái xe. Nếu thấy bài viết bổ ích, bạn đọc có thể bấm nút vỗ tay cho tác giả, đồng thời hãy để lại bình luận của mình bên dưới nhé!

Bình luận
Xem tất cả bình luận...
Đang tải bình luận...
Không thể tải bình luận.
quảng cáo
Mới nhất về Góc nhìn xe
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
102
2
sergio pérez
79
3
charles leclerc
71
4
carlos sainz
65
5
lando norris
55
6
oscar piastri
36
7
george russell
32
8
fernando alonso
31
9
lewis hamilton
12
10
lance stroll
9
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.