ĐĂNG NHẬP
Giới thiệu giải vô địch đường trường WEC

Giới thiệu giải vô địch đường trường WEC

WEC từng tổ chức một siêu mùa giải kết thúc với chặng đua Le Mans vào năm 2019. Sau đó FIA ra mắt thể thức GTE.

15 Tháng 05, 2021

Trong thời gian qua, giải vô địch đường trường FIA World Endurance Championship (WEC) nhận được nhiều sự chú ý. WEC từng tổ chức một siêu mùa giải kết thúc với chặng đua Le Mans vào năm 2019. Sau đó FIA ra mắt thể thức GTE và ở mùa giải sau nữa là thể thức LMP1. WEC có sự góp mặt thường xuyên của tay đua người Tây Ban Nha Fernando Alonso không chỉ ở chặng Le Mans mà còn ở toàn mùa giải.

WEC là một chuỗi giải đua sức bền của xe lẫn của các tay đua dựa trên "tinh thần Le Mans". Các chặng đua kéo dài ít nhất 6 giờ đồng hồ với 4 hạng mục thi đấu. Điều này khiến Le Mans gây tiếng vang khắp nước Pháp. Các chặng đua được tổ chức thường xuyên ở Spa, Silverstone và Fuji. Có từ 6 đến 9 chặng đua trong mỗi mùa.

TotalEnergies Competition

WEC là tiền thân của Giải đua Sức bền Le Mans hiện nay và chặng đầu tiên được tổ chức là 12h of Sebring hồi năm 2012 – diễn ra song song với chuỗi giải Le Mans của Mỹ (nay là IMSA). Năm đó, chiếc LMP1 của Audi đã giành chiến thắng chung cuộc.

1. WEC hoạt động như thế nào?

Khác với giải F1, WEC không giới hạn loại xe tham gia đua. Mỗi chặng đua có 4 thể thức tham gia cùng lúc: 2 thể thức LMP và 2 thể thức GTE.

24h du Mans

GTE là viết tắt của Grand Tour Endurance, còn biết đến với tên GTLM. Những chiếc xe thương mại sẽ được độ lại để tham dự thể thức này.

GTE được chia thành hai nhóm: GTE Pro và GTE Am. GTE Pro là sân chơi của các tay đua chuyên nghiệp. Sự khác biệt về tốc độ giữa 2 thể thức này là khoảng 2 giây. Những chiếc xe tham gia GTE Pro được gắn biển số màu xanh lá cây trong khi GTE Am (nghiệp dư) có biển số màu cam.

LMP (Le Mans Prototye) là thể thức đua tuân thủ các quy tắc và quy định của tổ chức ACO. Có ba phân hạng LMP nhưng chỉ có LMP1 và LMP2 là hợp lệ đối với WEC.

Các thông số kỹ thuật của xe hạng LMP2 ít được "thả cửa" hơn so với LMP1, vì thế LMP2 thu hút các đội đua tư nhân hơn vì chi phí phù hợp. Việc độ xe cũng thường bị hạn chế đối với hạng LMP2. Chỉ có 4 nhà sản xuất khung gầm để các đội đua lựa chọn. Ngoài ra, Gibson là nhà cung cấp động cơ duy nhất cho các xe hạng LMP2, nhằm đảm bảo không có sự cách biệt nhiều giữa các xe.

Chênh lệch tốc độ giữa LMP2 và LMP1 là 10 giây. Điều này không hề đáng ngạc nhiên khi mà LMP1 sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay còn LMP2 thì không. Đội đua của các nhà sản xuất muốn cạnh tranh trong LMP1 bắt buộc phải sử dụng hệ truyền động hybrid. Porsche và Audi là hai hãng xe tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ này.

motorsport

Với việc rút lui của Porsche, các đội tư nhân được khuyến khích tham gia đua hạng LMP1, khiến LMP1 trở thành sân chơi lớn nhất hiện nay với tỷ lệ cứ 1 đội của nhà sản xuất thì có đến 5 đội tư nhân cạnh tranh. WEC đặt ra các điều luật EoT để đảm bảo các dòng xe có công nghệ khác nhau vẫn có thể cùng tham gia đua. LMP1 được gắn biển màu đỏ, còn LMP2 sử dụng biển màu xanh lam.

Trong một chặng đua, mỗi tay đua sẽ phải tuân thủ thời gian tối thiểu và tối đa được phép cầm lái. Thời gian này sẽ được điều chỉnh nếu nhiệt độ bên ngoài vượt trên 30 độ C.

2. Trao giải ở WEC ra sao?

Thay vì trao danh hiệu cho nhà sản xuất, WEC trao giải cho đội đua nhằm tránh sự bất công cho những đội đua có ít xe thi đấu hơn đối thủ. Đội đua sẽ được cộng điểm sau một chặng đua chỉ khi xe của đội đó đạt thành tích tốt nhất. Cơ chế này giống với thể thức LMP2 – trao danh hiệu cho hạng mục đội đua và thêm cả hạng mục tay đua.

Trong khi đó, thể thức GTE chỉ trao một chức vô địch cho danh hiệu tay đua và nhà sản xuất xuất sắc, cùng các danh hiệu khác cho đội GTE Pro xuất sắc nhất, đội GTE Am xuất sắc nhất và tay đua hạng GTE Am xuất sắc nhất.

3. Vòng đua cuối tuần (race weekend)

Vòng đua cuối tuần là một chuỗi sự kiện bao gồm ba hoạt động: Free Practice (Tập dượt tự do), Qualifying (Sát hạch) và Race (Đua). Nếu Race được tổ chức vào Chủ Nhật, Qualifying sẽ diễn ra trước 1 ngày, và Free Practice thì trước đó nữa.

Ở giải Le Mans, Qualifying được tổ chức vào thứ Năm. Thông thường có 2 lượt sát hạch: lượt đầu dành cho thể thức GTE, sau một khoảng giải lao thì tới LMP. Qualifying chỉ kéo dài 25 phút, trong khi Race kéo dài từ 6 đến 24 giờ. Phần lớn các chặng đua hiện nay chỉ kéo dài 6 giờ.

Hệ thống tính điểm tuân theo tiêu chuẩn mà FIA quy định cho mỗi thể thức. Việc cho điểm thêm dựa trên thứ hạng. Bất kỳ đội nào thuộc top 10 trong vòng Qualifying sẽ được cộng 0.5 điểm. Có ba cách phân bổ điểm tùy thuộc vào thời lượng cuộc đua: chặng 6 tiếng thì tính điểm bình thường, chặng 8 tiếng Sebring thì điểm được gấp 1.25 lần, cuối cùng chặng 24 tiếng Le Mans thì điểm được gấp đến 1.5 lần.

4. Chặng Le Mans là gì?

Chặng đua lớn nhất và quan trọng nhất của cả mùa giải WEC chắc chắn là 24h of Le Mans.

michelin

Đây là chặng đua mà trong đó các tay đua không chỉ đối đầu với nhau mà còn đối đầu với chính thử thách của chặng đua. Với tính chất khắc nghiệt của mình, việc không phạm phải DNF (Did Not Finish, tạm dịch không thể hoàn thành chặng đua) thậm chí cũng có thể là một nguyên nhân chiến thắng ở Le Mans. Hồi năm 2016, một chiếc Porsche đã giành chiến thắng chỉ vì một chiếc Toyota gặp sự cố và phải dừng 5 phút khi đang đua. Tương tự, năm 2017, một chiếc Porsche khác chỉ cách chức vô địch 1 chút thì áp suất dầu của xe có vấn đề và xe không thể hoàn thành chặng đua.

Mặc dù tinh thần của Le Mans là vượt qua thử thách và nghịch cảnh, nhưng hơn 1/4 số xe đã không về đích được vì nhiều lý do khác nhau. Trong các cuộc đua 6 tiếng, tỷ lệ DNF thấp hơn hẳn.

5. Xem WEC thì có gì hay?

WEC mang đến cảm giác phấn khích với các diễn biến căng thẳng trên đường đua. Hiện tại, thể thức LMP1 đang có số nhóm dự thi đông đảo nhất. Nhưng không chỉ LMP mà thể thức GTE cũng có sự góp mặt của nhiều nhà sản xuất hơn trước, đặc biệt là BMW. Điều này dẫn đến số nhóm đăng ký thi đấu của LMP và GTE cho đến nay gần như đã bằng nhau.

Fernando Alonso không phải là tay đua danh tiếng duy nhất thường thi đấu ở WEC. Buemi, Di Grassi, Lotterer và Senna cũng là những tay đua tài năng từng góp mặt. Giải WEC không chỉ được phát sóng trực tiếp trên website của mình mà còn được bán bản quyền hình ảnh. Bạn nào muốn xem có thể vào các trang như Eurosport, Velocity, Motor Trend, hoặc ORF Sport + nhé.

Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Các khái niệm

Đằng sau nghệ thuật Pitstop trong F1

Pitstop trong F1 không chỉ đơn thuần là thay lốp mà nó còn là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ cũng như là sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý.

25 Tháng 03, 2024

Tại sao vô lăng ngày càng dày hơn?

Mặc dù vô lăng mỏng tạo ra nhiều không gian bên trong chiếc xe, đa số người dùng hiện nay vẫn ưu tiên vô lăng dày hơn bởi những trải nghiệm lái xe tiện ích.

GP Saudi Arabia

Đằng sau nghệ thuật Pitstop trong F1

Pitstop trong F1 không chỉ đơn thuần là thay lốp mà nó còn là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ cũng như là sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý.

Tay đua
điểm
1
max verstappen
51
2
sergio pérez
36
3
charles leclerc
28
4
george russell
18
5
oscar piastri
16
6
carlos sainz
15
7
lando norris
12
8
fernando alonso
12
9
lewis hamilton
8
10
oliver bearman
6
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.