ĐĂNG NHẬP
Tại sao các tay đua lại có cổ rất dày và khỏe?

Tại sao các tay đua lại có cổ rất dày và khỏe?

Sự khắc nghiệt của F1 khiến các tay đua phải thích nghi dần cả về tinh thần lẫn thể chất.

18 Tháng 01, 2022

Các tay đua F1 là một số trong những người khỏe nhất hành tinh. Điều này là không cần phải bàn cãi! Với những người không biết nhiều về môn thể thao này, họ có thể sẽ cho rằng nói như vậy là hơi quá. Tuy nhiên, điều kiện vận hành khắc nghiệt của xe đua và lực mà các tay đua phải chịu là những yếu tố yêu cầu họ phải tự trở nên phù hợp với F1. Nhưng tại sao đa phần các tay đua lại có phần cổ rất dày (thick)?

Về cơ bản, các tay đua F1 có cổ dày vì họ rất “cơ bắp”. Họ phải đủ khỏe vì trong suốt cuộc đua, họ phải chịu một lượng lớn lực tác động lên toàn bộ cơ thể (có khi gấp hơn 5 lần trọng lượng của chính mình). Đặc biệt, cổ của các tay đua cần phải chịu được các lực này để giữ thẳng cho đầu khi lao xe qua các góc cua.

Formula 1

Điều này có nghĩa là các tay đua F1 cần phải trải qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt và thường xuyên. Điều đó dẫn đến việc họ có cổ rất dày và rất khỏe.

1. Chịu đựng cuộc đua một cách bền bỉ

Chịu đựng các cuộc đua dài hơi. Các cuộc đua F1 thường diễn ra trong khoảng 90 phút, với những chặng dài nhất có thể kéo dài lên đến 2 giờ đồng hồ. Đây là một khoảng thời gian tương đối dài khi thực hiện một môn thể thao cường độ cao. Mặc dù có vẻ như các tay đua chỉ đơn giản là lái xe quanh một đường đua, thực tế họ còn có nhiều điều phải làm hơn là chỉ xoay vô lăng và vận hành một vài bàn đạp.

Đầu tiên, điều kiện bên trong buồng lái rất khắc nghiệt. Nhiệt độ ở khu vực này có thể lên tới 50 độ C, có nghĩa là tay đua mất nước rất nhanh. Ngoài ra, họ cũng ngồi trong một không gian khá nhỏ và chật chội (vì các đội cố gắng làm cho xe nhẹ nhất có thể). Điều này có nghĩa là không có nhiều không gian để dịch chuyển. Nghe thì dễ nhưng làm lại rất khó. Nếu không tin, bạn có thể thử!

WIRED

Chịu đựng rất nhiều lực tác động. Các tay đua phải vận hành các bàn đạp mà không có bất kỳ hệ thống trợ lực nào. Các hệ thống này rất phổ biến trên những chiếc xe hơi đường trường, và đó là lý do tại sao bạn có thể đạp nhẹ bàn đạp phanh và xe dừng lại rất nhẹ nhàng. Trong khi đó trên một chiếc xe F1, tay đua cần phải đạp mạnh chân xuống sàn để giảm tốc. Điều này đòi hỏi rất nhiều sức mạnh của chân và bàn chân. Chỉ riêng động tác này cũng đã yêu cầu sự làm việc của toàn bộ chân và tất cả các cơ của nó.

Chưa hết, mặc dù xe F1 có trợ lực lái điện, lực cần thiết để vào các góc cua gần 90 độ ở tốc độ hơn 100 km/h vẫn là khá lớn (chưa kể đến các dải góc cua). Tay đua cần kiểm soát tốt các thao tác lái của mình, trong khi vẫn phải gồng mình chống lại xe và lốp đang di chuyển theo hướng khác.

Chịu đựng lực G. Lực mà tay đua tác động lên xe không là gì so với lực mà xe tác động lên họ. Trong điều kiện tăng tốc nhanh hoặc lao nhanh qua các góc cua hẹp, tay đua có thể chịu một lực nhiều hơn 5G. Khi đó, họ cảm nhận một lực gấp khoảng 5 lần trọng lượng của mình tác động lên toàn bộ cơ thể. Nếu muốn giữ kiểm soát cho xe, trước tiên họ cần chống lại những lực này đã.

Motorsport Explained

Do vậy, các tay đua thường có tạng người rất khỏe, cùng với tay chân vững vàng để vận hành bàn đạp và vô lăng khi di chuyển ở tốc độ hơn 320 km/h. Song song với đó, họ cũng cần phải quan sát đường đua, tức phải giữ thẳng đầu qua các góc cua. Với một lực lớn gấp 5 lần trọng lượng của đầu tác động lên cổ, rất khó để thực hiện việc này.

Chịu đựng các rủi ro mất an toàn. Không chỉ ở các góc cua, cổ cứng và dày cũng quan trọng với các tay đua F1 vì chúng mang lại một biện pháp an toàn. Ngay cả những vụ va chạm tương đối bình thường cũng có thể khiến tay đua phải chịu lực lên đến hơn 40G. Ví dụ, Carlos Sainz đã trải qua vụ va chạm mạnh 49G tại GP Nga 2015 mà không hề hấn gì, và thậm chí còn có thể đua ngay vào ngày hôm sau.

Ở các vụ va chạm, cổ của các tay đua cần phải giữ được an toàn cho đầu của họ và giữ cho đầu không bị lắc quá nhiều. Tất nhiên, xe đua có nhiều thiết bị an toàn để tay đua tránh tổn hại nghiêm trọng, nhưng có một chiếc cổ cứng cáp cũng sẽ giúp ngăn chặn những nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh buồng lái khi va chạm.

Tóm lại, lý do các tay đua phải khỏe là vì họ phải chịu đựng với:

  • Các cuộc đua dài hơi;
  • Nhiều lực tác động;
  • Lực G;
  • Các rủi ro mất an toàn.
Formula 1

2. Cổ của các tay đua F1 khỏe cỡ nào?

Giữ được tải trọng rất lớn. Vì cần giữ thẳng đầu và mũ bảo hiểm qua các góc cua nhanh và có lực G cao, các tay đua phải rất khỏe và có cổ dày. Chỉ riêng mũ bảo hiểm đã có trọng lượng khoảng hơn 7 kg, và khi kết hợp với đầu thì con số này có thể lên đến hơn 30 kg tác động lên cổ.

Vì vậy, mỗi một chặng đua F1 là một buổi tập gym dài hơi dành cho các tay đua, với phần lớn bài tập là nhắm vào phần cổ. Khó có thể định lượng được sức mạnh của cổ, nhưng chỉ riêng lực G tác động cũng đã cho ta biết rõ điều này. Fernando Alonso rất nổi tiếng trong việc sử dụng sức mạnh của cổ để bẻ quả óc chó (walnut).

Jalopnik

Càng ngày càng dày hơn. Có rất nhiều câu chuyện về việc cổ của các tay đua đã phát triển đáng kể như thế nào trong suốt sự nghiệp F1 của mình. Một thành viên của đội Mercedes từng chia sẻ vào năm 2007 rằng Lewis Hamilton có kích thước vòng cổ 35 cm. Hiện tại, anh đã có kích thước vòng cổ tới 46 cm. Sự tăng trưởng này hoàn toàn là do các thớ cơ mà chính anh đã tạo ra khi tập cổ và trong các cuộc đua.

3. Chế độ đào tạo của các tay đua F1

Đào tạo cần thiết (necessary training). Để tăng cường sức mạnh ở cổ và có thể chịu được lực G trong suốt cuộc đua, các tay đua F1 cần phải rèn luyện cơ cổ như với bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể. Nếu không, họ sẽ cảm thấy việc đua xe là rất đau đớn và thậm chí gặp khó khăn khi đua (do mất thăng bằng vì đầu di chuyển quá nhiều).

Chế độ tập luyện là khác nhau ở mỗi tay đua, nhưng mục tiêu chính là tăng cường sức mạnh cho cổ. Một số tay đua, chẳng hạn như George Russel của Williams Racing, thường nhờ người khác kéo và đẩy vào cổ của mình. Trong khi đó, một số tay đua khác sử dụng dây kháng lực (resistance band), hoặc thậm chí gắn tạ vào đầu để xây cơ và mô phỏng điều kiện đua.

DMARGE

Đào tạo sức mạnh (strength tranining). Bài tập này giúp xây cơ cổ giống như động tác gập bụng hoặc ép chân. Bài tập giúp cổ không chỉ trở nên khỏe hơn mà còn dày hơn nhiều. Và vì các tay đua F1 thường có thân hình gầy, nên điều này cũng làm họ trông hơi mất cân đối. Tuy nhiên, đó là điều cần thiết nếu họ muốn đua tốt mà vẫn cảm thấy an toàn và thoải mái bên trong khoang lái.

4. Tổng kết

Tóm lại, các tay đua F1 nổi tiếng với việc lái xe rất nhanh. Họ thường có cổ rất dày và rất khỏe. Điều này là cần thiết để các tay đua giữ cho đầu của mình an toàn khi va chạm và giữ thẳng đầu qua các góc cua nhanh.

Bình luận
Xem tất cả bình luận...
Đang tải bình luận...
Không thể tải bình luận.
quảng cáo
Mới nhất về Tay đua

Vì sao các tay đua F1 trông rất gầy?

Các tay đua F1 luôn có những chế độ đặc biệt để có thân hình gầy nhưng vẫn đảm bảo sức mạnh có thể thi đấu một cách tốt nhất. Tại sao họ cần phải gầy như vậy?

26 Tháng 06, 2023
GP Saudi Arabia

Đằng sau nghệ thuật Pitstop trong F1

Pitstop trong F1 không chỉ đơn thuần là thay lốp mà nó còn là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ cũng như là sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý.

Tay đua
điểm
1
max verstappen
51
2
sergio pérez
36
3
charles leclerc
28
4
george russell
18
5
oscar piastri
16
6
carlos sainz
15
7
lando norris
12
8
fernando alonso
12
9
lewis hamilton
8
10
oliver bearman
6
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.