ĐĂNG NHẬP
Phân biệt đường đua downforce và đường đua công suất trong F1

Phân biệt đường đua downforce và đường đua công suất trong F1

Đường đua downforce (high-downforce track) là gì và nó khác biệt như thế nào so với đường đua công suất (power track)?

08 Tháng 09, 2021

Nếu bạn là một người thường xuyên xem F1, chắc chắn bạn đã từng nghe bình luận viên nhắc đến hai thuật ngữ đường đua downforce (high-downforce track)đường đua công suất (power track). Dù đây không phải là các thuật ngữ chính thức được FIA sử dụng, chúng giúp mô tả các đặc điểm khác nhau của từng chặng đua. Đồng thời, chúng giải thích lý do tại sao các tay đua không xếp loại theo cùng thứ tự qua mỗi tuần.

Trong bức tranh lý tưởng nhất, các đội muốn thiết kế xe tạo ra nhiều lực downforce nhất có thể để tăng tốc độ vào cua. Nhưng bài toàn là làm sao họ làm được điều này theo cách mà không gây ra quá nhiều lực cản khí động học (aerodynamic drag).

Drag cao sẽ khiến xe đạt tốc độ thấp trên đường thẳng, và do đó, cần nhiều lực hơn để vượt qua lực cản này. Bài toán downforce-drag này là lý do tại sao một số xe chạy tốt hơn ở một số kiểu đường đua so với những xe khác, và tại sao không thể thiết kế riêng một chiếc xe chạy tốt ở mọi đường đua.

professional motorsport world

1. Đường đua downforce là gì?

Đường đua downforce là một dạng đường đua mà hầu như hiệu suất của xe được quy về lực downforce mà nó tạo ra thay vì là do sức mạnh của động cơ. Đường đua downforce thường có ít đoạn thẳng hơn, đồng thời các đoạn ngắn hơn so với đường đua có downforce thấp (tập trung nhiều hơn vào các góc cua).

Không có một định nghĩa chính thức nào về yếu tố cấu thành nên đường đua downforce. Qua tiếp cận ban đầu ở từng chặng, các đội có thể tự mình đánh giá ở chặng nào họ cho rằng downforce là ưu tiên và sức mạnh động cơ ít quan trọng hơn.

Hungary, Imola, Singapore, Tây Ban Nha và Monaco đều là những ví dụ về các đường đua downforce, với các đoạn thẳng tương đối ngắn và nhiều khúc cua. Các chặng này chú trọng nhiều hơn đến tốc độ vào cua. Ví dụ đặc biệt nhất có lẽ chính là Khu vực (Sector) 3 ở Barcelona - nơi có một loạt các góc cua ở tốc độ thấp.

overtime sports online, locationscout, formula1, the sports rush, safarni

Các đường đua như Silverstone và Spa có một loạt chuỗi các địa hình phù hợp với xe có downforce lớn.

Ở đó, ta có thể thấy gia tốc xe đạt đến 6G trong một số trường hợp. Tuy nhiên, do vẫn có nhiều đoạn thẳng dài nên đối với các chặng này, sức mạnh động cơ vẫn có ảnh hưởng lớn đến thứ tự về đích.

2. Đường đua công suất là gì?

Đường đua công suất ít nhiều đối lập với đường đua downforce. Hầu như hiệu suất của xe gắn liền với công suất động cơ, tức khả năng tăng tốc và tốc độ tối đa chủ yếu là do động cơ tạo ra. Đoạn thẳng dài và góc cua ngắn, chậm là những đặc điểm điển hình của đường đua công suất.

GP Ý tại Monza là chặng điển hình nhất mà bạn có thể nghĩ đến như một đường đua công suất thực sự trong F1. Tại Monza, các tay đua được cho là đã đạp lút ga (full throttle) trong suốt gần 75% thời gian đua, và những lap nhanh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử cũng thường được thiết lập tại đây. Lewis Hamilton giữ kỷ lục về tốc độ chạy lap trung bình cao nhất với thành tích là 254.362 km/h vào năm 2020.

motorsport guides, f1-fansite, formula1, motorsport, f1 destination, motor authority

Các chặng với đường đua công suất khác có các đường thẳng dài liên tục bao gồm Nga, Mexico, Canada, Baku và Áo.

3. Các tay đua thay đổi phong cách lái như thế nào?

Mọi tay đua đều có cách tiếp cận riêng (đôi chút khác biệt) khi lái một chiếc xe F1. Những tay đua nhanh nhất là những người có thể điều chỉnh cách lái của họ hàng tuần để thích nghi với từng đường đua và để đạt hiệu suất tốt nhất.

Downforce cao hơn tạo ra nhiều độ bám hơn ở các góc cua. Điều này cho phép các tay đua vào cua với tốc độ cao hơn và đạt thời gian chạy lap ngắn hơn. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm giảm hiệu suất trên đường thẳng bằng việc tạo ra drag. Để giải quyết vấn đề và đạt lấy tốc độ cao nhất, các tay đua cần phải đưa quyết định - phanh muộn hơn khi vào cua hay nhấn ga sớm hơn khi thoát cua.

Mặt trái của hành vi này là việc vào cua gắt hơn có xu hướng làm mòn lốp xe nhanh hơn. Vì vậy, việc đánh vô lăng cần phải được diễn ra mượt mà hơn để giúp cho cao su bền hơn. Biết được chiến lược thay lốp tốt hơn cũng có thể quyết định phong cách lái mà tay đua cần áp dụng để đạt được kết quả tốt nhất có thể.

Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Kỹ thuật
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
77
2
sergio pérez
64
3
charles leclerc
59
4
carlos sainz
55
5
lando norris
37
6
oscar piastri
32
7
george russell
24
8
fernando alonso
24
9
lewis hamilton
10
10
lance stroll
9
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.