ĐĂNG NHẬP
Hơn cả DRS: F1 có thể sử dụng cánh gió di động trong tương lai

Hơn cả DRS: F1 có thể sử dụng cánh gió di động trong tương lai

Bộ luật mới tiếp theo của F1 chỉ còn 3 năm nữa là sẽ đi vào hiệu lực, với sự góp mặt của không chỉ một bộ động cơ hoàn toàn mới.

10 Tháng 10, 2023

Hướng tới mục tiêu giảm thiểu tối đa lực cản của một chiếc xe đua F1 so với thế hệ hiện hành, đây là một vấn đề luôn luôn được người ta đưa ra bàn tán.

Nếu như lệnh cấm có hiệu lực từ năm 1969 này được dỡ bỏ, những chiếc xe F1 trong tương lai có thể giảm đáng kể lực cản về mặt khí động học mà vẫn có thể bảo toàn được một lượng downforce nhất định.

Lần gần đây nhất là cánh gió chủ động trước được sử dụng là vào mùa giải 2009-2010. Ảnh: The Race

“Chúng tôi muốn tiết kiệm năng lượng hết mức có thể”, giám đốc điều hành đua xe bánh hở của FIA, Nikolas Tombazis giải thích trong podcast có tựa đề là “F1 Tech Show” của The Race.

“Chúng tôi không muốn đốt cháy quá nhiều nhiên liệu trong mỗi lap đua. Và chúng tôi cũng đang nghiên cứu kĩ lưỡng bộ động cơ mới sao cho tăng thêm những chi tiết điện và giảm thiểu phần động cơ đốt trong.”

“Để giảm thiểu mức tiêu thụ nhiên liệu của một chiếc xe thì ta phải giảm mức nhiên liệu bị hao phí vì lực cản không khí, hay nói đơn giản là làm giảm lực cản cho xe.”

“Nhưng tương tự như thế thì ta cũng không muốn làm ảnh hưởng đến tốc độ cũng như lực bám của xe trong mỗi khúc cua. Vì vậy mà giải pháp hữu hiệu nhất hiện tại là làm sao để tạo ra một hệ thống cánh gió linh hoạt để cho chúng có thể giảm hệ số cản khi chạy trên đường thẳng.”

Nên nhớ là một chi tiết khí động học như vậy sẽ hoàn toàn khác so với DRS hiện hành, hay một biến thể nào đó tương tự trong năm 2026.

Hiện tại thì DRS là chi tiết khí động học chủ động duy nhất trên xe. Ảnh: The Race

Mục tiêu sẽ là đưa ra 2 tiêu bản cho mỗi xe mà các đội đua có thể tự mình thay đổi bất cứ khi nào cần. Một là cho những khúc của, hai là cho đoạn đường thẳng. Nó khác với hệ thống hiện tại đòi hỏi các tay đua phải bám sát ở khoảng cách 1 giây so với đối thủ phía trước và chỉ được kích hoạt trong một số vùng nhất định của trường đua.

“Nó sẽ phức tạp hơn trước một chút, bởi ta sẽ có 2 trạng thái xe khác nhau cộng với cánh gió sau có DRS nữa”, ông Tombazis nói.

Khi được hỏi liệu DRS có thể bị loại bỏ trong tương lai hay không, ông trả lời rằng: “Tôi nghĩ nó vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng.”

Những quy định của năm 2026 hiện vẫn chưa được chính thức công bố, với một số phỏng đoán cho rằng họ sẽ cố gắng đặt tay đua dẫn đầu vào vị trí bất lợi (đúng như “tác dụng phụ” của Formula E Gen3 hiện tại).

Tuy nhiên, khả năng cao là dirty air vẫn sẽ là vấn đề muôn thuở của F1, dẫn đến sự cần thiết trong việc sử dụng cách gió sau tích hợp DRS.

“Chúng tôi đang hướng tới giảm thiểu lực cản nhằm tạo ra những chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu hơn”, ông Tombazis khẳng định. Ảnh: The Race

“Một số cơ chế đằng sau những chi tiết này ít nhiều có sự tương đồng so với DRS ở thời điểm hiện tại, nên chúng ta vẫn sẽ còn sử dụng nó dài dài.”

Chi tiết khi động học chủ động là thế, nhưng hiện họ không hề có kế hoạch đưa hệ thống treo chủ động (active suspension) trở lại F1 sau 33 năm vắng bóng.

F1 cũng đã cân nhắc giải pháp này trong quá khứ, và chính chủ đề này cũng lại được đưa ra bàn tán trước hiện tượng “lướt cá heo” của thế hệ xe năm 2022.

Nhưng Tombazis cho rằng nó sẽ đi ngược lại việc loại bỏ tối đa các thiết bị hỗ trợ người lái trên xe (ví dụ như traction control hay là ABS). Cũng như việc một số đội đua sẽ tận dụng hệ thống này cho một mục đích nào đó khác.

Hơn nữa, ông cũng khẳng định rằng hiệu quả của hệ thống này là không cao: “Nó cũng có tác dụng đấy, nhưng sẽ không mạnh bằng hệ thống cánh gió.”

“Một hệ thống treo chủ động sẽ lại dẫn đến nhiều vấn đề khác. Nó sẽ lại mở ra vô số những lỗ hổng mà các đội đua có thể tận dụng để giành lợi thế về mình.”

“Chúng tôi cũng muốn những chiếc xe này phải là một thử thách dành cho các tay đua. Vì vậy mà chúng tôi không muốn trao cho các đội quyền được dễ dàng điều chỉnh hệ thống treo chỉ để hỗ trợ người lái của mình với một chiếc xe “dễ xơi” hơn.”

Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Luật đua

Tại sao việc tiếp nhiên liệu bị cấm ở F1?

Tiếp nhiên liệu giữa chặng đua là một khái niệm quen thuộc với những người theo dõi F1. Nhưng sau những sự cố, F1 đã phải cấm hoạt động này vĩnh viễn. Vì sao?

01 Tháng 01, 2024
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
102
2
sergio pérez
79
3
charles leclerc
71
4
carlos sainz
65
5
lando norris
55
6
oscar piastri
36
7
george russell
32
8
fernando alonso
31
9
lewis hamilton
12
10
lance stroll
9
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.