ĐĂNG NHẬP
4 ‘đặc sản’ của đường đua Gilles Villeneuve (Canada)

4 ‘đặc sản’ của đường đua Gilles Villeneuve (Canada)

Xuất hiện trong lịch thi đấu kể từ năm 1978, Gilles Villeneuve đã trở thành địa điểm quen thuộc với các tay đua F1.

20 Tháng 06, 2022

Giống như ở Monaco và Baku, đường đua Montreal (Canada) có rất nhiều những bức tường bê tông đặt ven đường đua, sẵn sàng khiến các tay phải trả giá đắt cho những sai lầm nhỏ nhất.

Thành phần chính của đường đua là những đoạn thẳng từ ngắn tới dài, xen giữa là những góc cua gắt có tốc độ thấp. Nhìn chung, tốc độ cao của đường đua cùng sự thú vị về chiến thuật và những “đặc sản” sau đây có thể khiến chặng đua tại Canada trở nên cực kỳ đáng xem.

1. Bức tường của các nhà vô địch

Điểm nổi bật nhất của đường đua dài 4.3 km này là tổ hợp góc cua số 13 và 14 rất “gắt”. Đây là nơi hội tụ đầy đủ thử thách của chặng đua: kỹ năng leo lề (kerb), hiệu suất tốt của phanh và giảm xóc của xe (phải đủ mềm để tránh va vào tường rào).

Góc cua kép được đặt ngay sau đoạn thẳng dài nhất của đường đua nên các tay lái sẽ phải thực hiện giảm tốc và cua rất gấp ngay sau khi vừa đạt tốc độ xấp xỉ 320 km/h. Trong khi đó, bức tường chắn lại được đặt ngay sát lối ra của góc cua.

Motor Authority

Hai góc cua này nổi danh từ năm 1999 khi nó khiến cho cả 3 nhà vô địch thế giới là Damon Hill, Michael Schumacher và Jaques Villeneuve đều gặp tai nạn khi mất lái và va chạm với bức tường nói trên.

Không chỉ 3 người trên, các tay đua trứ danh khác như Jenson Button, Juan Pablo Montoya hay kể cả Sebastian Vettel cũng đều có những khoảnh khắc “đáng nhớ” tại bức tường có dòng chữ “Quebec xin chào” được viết bằng tiếng Pháp này. Chính vì cái duyên của các nhà vô địch tại đây nên bức tường này mới được đặt tên là “The Wall of Champions” (Bức tường của các nhà vô địch).

Vào năm 2005, phần lề đường ở góc cua này được nâng cao khiến cho thử thách ở đây càng thêm phần khó nhằn. Lý do là bởi vì khi leo lề, các tay đua rất dễ bị mất lái khi phải đổi hướng liên tục. Nói chung, ranh giới giữa thành công và thất bại là vô cùng mong manh ở khu vực này.

Để tránh khỏi va chạm với bức tường thì thông thường, sau một cú đạp phanh khi cua phải, các tay đua thường cố gắng leo lề đường thật nhẹ nhàng. Điều này sẽ tùy thuộc vào lựa chọn thiết lập cho hệ thống giảm xóc sao cho chúng mềm mại nhất có thể.

Formula 1

2. Thời tiết khó đoán

Montreal có thời tiết rất “ẩm ương”. Đôi khi là không khí nóng ẩm, nhưng ngay lập tức sẽ có những cơn mưa rả rích ập đến. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lốp xe.

Ngoài ra, biên độ dao động của nhiệt độ là rất lớn. Ngày hôm nay nhiệt độ có thể là 10 độ C nhưng đến hôm sau, nó có thể lên tới hơn 30 độ C. Với thời tiết theo kiểu “sáng nắng, chiều mưa” này, Circuit Gilles Villeneuve được coi là đường đua có sự thay đổi về điều kiện khó chịu nhất trong lịch thi đấu của F1 hiện nay.

WTF1

Trong lịch sử, tại GP Canada đã chứng kiến không ít những chặng đua dưới điều kiện ẩm ướt, và tất cả trong số đó đều để lại những ấn tượng khó quên.

Gần đây nhất là năm 2011, khi những cơn mưa rào đầu mùa ở Montreal khiến cho cuộc đua nhiều lần bị tạm dừng, đồng thời các va chạm xảy ra thường xuyên khiến cho xe an toàn có một ngày làm việc vất vả. Tuy nhiên năm đó, vượt qua nghịch cảnh, Jenson Button đã có cú nước rút hoàn hảo khi từ vị trí cuối đoàn lên vị trí đầu tiên. Anh giành chiến thắng sau hơn 4 tiếng đồng hồ, và đó cũng chính là chặng đua dài nhất trong lịch sử của F1.

3. Đường đua vốn được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo

Nằm trên hòn đảo Ile Notre - Dame vốn được xây dựng để chào đón sự kiện Triển lãm thế giới năm 1967 (Expo 67), Circuit Gilles Villeneuve không phải là một đường đua chuyên dụng. Thay vào đó, người ta tận dụng đường giao thông trên đảo và chỉ sử dụng để đua vài lần trong năm.

Điều nay vô tình khiến cho bề mặt đường đua trở nên rất bẩn khi chặng đua mới khởi tranh. Tuy nhiên, càng về sau, chất lượng bề mặt đường đua sẽ được cải thiện dần khi các tay đua chạy thử xe trong các vòng luyện tập. Dù vậy, độ bám ở đường đua là vẫn rất kém do mặt đường vốn dĩ tương đối mịn.

Sky Sports

Chưa hết, cây cối trong đường đua rụng lá càng tăng độ bẩn. Vì thế, chúng ta thường chứng kiến nhiều tình huống các tay lái chạy ra khỏi làn đua của mình. Do đó, các đội đua sẽ phải dự đoán thật chính xác độ bám của đường đua vào ngày Chủ Nhật, dựa trên những dữ liệu họ thu thập được trước đó.

Đây được coi là chìa khóa “then chốt” để đem tới thành công tại Montreal.

4. Những vị khách “không mời mà đến”

Do nằm ngay trong công việc với thảm thực - động vật vô cùng phong phú, GP Canada đã nhiều lần được các “khán giả” với từ 2 - 4 chân ghé thăm ngay giữa các lap đua. Điều nay tạo ra nhiều rủi ro cho những chiếc xe đang di chuyển ở tốc độ trên 300 cây số một giờ.

Car Throttle

Đã có nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra tại đây. Anthony Davidson có lẽ không phải là một tay đua quá tiếng tăm khi còn thi đấu tại F1. Thế nhưng ở GP Canada 2007, anh từng đứng trước cơ hội lịch sử khi có thể đem về podium đầu tiên cho đội đua nhỏ bé Super Aguri.

Tay lái người Anh bất ngờ đứng ở vị trí P3 trong một khoảng thời gian, trước khi va chạm với một chú groundhog (hay con gọi mà macmot). Sự cố này buộc anh phải vào pit thay cánh trước và mất đi cơ hội quý giá của mình.

Tương tự, gần đây hơn vào năm 2016, Sebastian Vettel trong cuộc rượt đuổi với Lewis Hamilton cũng đã phải ôm rộng cua tại Turn 1 (để tránh đâm phải những chú hải âu tạt qua đường đua).

Sky Sports
Bình luận
Chưa có bình luận nào cho bài viết.
Hãy là người đầu tiên bình luận!
quảng cáo
Mới nhất về Chặng đua
GP Saudi Arabia
Tay đua
điểm
1
max verstappen
77
2
sergio pérez
64
3
charles leclerc
59
4
carlos sainz
55
5
lando norris
37
6
oscar piastri
32
7
george russell
24
8
fernando alonso
24
9
lewis hamilton
10
10
lance stroll
9
quảng cáo
Đọc nhiều trong tuần
Theo dõi Otoman
Kỹ thuật Xe hơi hiệu năng cao
Công nghệ Xe hơi hiện đại
Write Your Name on the Seal of Quality
© 2022 Otoman LLC 313 Trần Phú, Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
Điện thoại: 0982566568. Email: contact@otoman.net. Không sao chép dưới mọi hình thức trừ khi có sự cho phép bằng văn bản.